Bồ câu Việt Nam hay bồ câu ta là một giống bồ câu nhà có nguồn gốc nội địa ở Việt Nam, được nuôi phổ biến ở các vùng miền trên cả nước. Hiên nay, giống bồ câu ta được công nhận là một giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh rộng rãi tại Việt Nam.
Đặc điểm ngoại hình của chim bồ câu ta
Bô câu ta có màu lông không đồng nhất, chủ yếu màu lông trắng, đen, nâu, xanh nhạt, khoang, cườm trắng. Chim bồ câu ta có khối lượng nhỏ chỉ đạt từ 300-400gam/con, lúc trưởng thành trung bình đạt 350-400 gam. Phần lớn chim trống thường có khối lượng lớn hơn chim mái, cơ bắp lớn hơn, mình dày hơn, đầu và chân to hơn chim mái. Bồ câu năng suất thịt còn thấp, nhưng chất lượng thịt bồ câu ta thơm ngon, bổ, thịt chắc. Thị bồ câu ta ngon nhất khi ra giàng (khoảng 28 ngày tuổi), thịt chứa 17,5% protein, 3% lipid.
>> Máy ấp trứng bồ câu 200 Trứng vỏ nhôm
Cách chọn giống chim bồ câu ta chất lượng cao
Nên chọn những con chim bồ câu giống nhanh nhẹn, không có dị tật, có lông bụng dày mượt.
Đặc điểm sinh trưởng
Bồ câu có sức đề kháng cao, sinh trưởng khỏe. Chúng khá mắn đẻ, trung bình đẻ 6-7 lứa/năm, mỗi lứa được 2 trứng, sản lượng trứng đạt 10-12 quả/mái/năm, khối lượng trứng từ 16-18gam/quả. Chim mái ấp trứng 15 ngày là nở và đến 1 tháng là có thể xuất bán. Chim con nặng 12-16 gam, rất ít lông tơ, mắt nhắm nghiền, ít cử động, không tự mổ được thức ăn mà được chim bố mẹ mớm mồi cửa bằng sữa diều và được 7-8 ngày là hỗn hợp sữa và hạt, sau 12 ngày trở đi hoàn toàn là hạt. Chim con đạt khối lượng 350-370 gam ở 30 ngày tuổi. Trong thời kỳ từ 0-12 ngày tuổi chim con lớn rất nhanh, sau đó chậm lại.
Tập tính ăn
Thức ăn chủ yếu của chim bồ câu Việt Nam là lúa, gạo, đậu. Tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng của chim mà có chế độ ăn khác nhau. Trong thời kỳ sinh sản chúng ta cần cho chúng ăn thêm thức ăn công nghiệp để giúp bổ sung khoáng chất và vitamin. Chim chủ yếu nuôi theo hình thức thả tự do, thả rông tại nhiều vùng quê hay duy trì mô hình nuôi bồ câu thả tự do.
Chúng tôi rất quan tâm đến trải nghiệm của bà con – và rất muốn nghe thêm về suy nghĩ và kinh nghiệm của bà con. Bà con hãy đăng chúng trong phần bình luận dưới đây hoặc tham gia thảo luận tại Fanpage của Máy Ấp Trứng Tuyên Quang.
Bài viết cùng chuyên mục:
- Cách Nhận Biết Chim Cu Gáy Chuẩn Bị Sinh Sản
- Những Bệnh Phổ Biến Ở Chim Cu Gáy Và Phương Pháp Phòng Trị
- Nhiệt Độ Ấp Trứng Bồ Câu Là Bao Nhiêu Để Đảm Bảo Tỷ Lệ Nở Cao
- Bệnh Mổ Lông Rụng Lông Ở Bồ Câu – Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
- Bệnh Newcastle Ở Bồ Câu – Nguyên Nhân Và Cách Phòng Trị Bệnh
- Bệnh Thương Hàn Ở Bồ Câu – Nguyên Nhân Và Cách Phòng Trị Bệnh
- Bệnh Cầu Trùng Ở Bồ Câu – Nguyên Nhân Và Cách Phòng Bệnh
- Bệnh Nấm Diều Ở Bồ Câu – Nguyên Nhân Và Cách Phòng Trị Bệnh
- Cách Chọn Giống Chim Bồ Câu Khoẻ Mạnh Ăn Nhiều Lớn Nhanh
- Chăn Nuôi Bồ Câu Pháp Và Một Số Vấn Đề Quan Trọng Cần Lưu Ý