Bệnh nấm diều ở bồ câu là một bệnh khá thường gặp khi chăn nuôi chim bồ câu. Trong bài viết này, Máy Ấp Trứng Tuyên Quang chia sẻ với bà con các thông tin về bệnh này, giúp bà con có một nguồn tham khảo để chăn nuôi chim bồ câu đạt năng suất cao hơn.
a. Nguyên nhân bệnh nấm diều ở bồ câu
Bệnh nấm diều ở bồ câu là do một loại nấm có tên gọi Candidia albicans gây ra. Bệnh này thường xuất hiện ở bồ câu từ 1 – 2 tháng tuổi. Nguyên nhân chim bị mắc bệnh này có thể là do nguồn thức ăn, nước uống không đảm bảo vệ sinh hoặc cũng có thể do dùng kháng sinh phổ rộng trong thời gian dài.
>> Xem thêm: Máy Ấp Trứng Bồ Câu
b. Triệu chứng
Bệnh nấm diều ở chim có các triệu chứng như sau:
Dấu hiệu đầu tiên là mỏ chim xuất hiện những lớp vảy da màu vàng nhạt, những lớp vảy này dễ dàng bóc tách và không gây chảy máu.
Tiếp theo, tại diều chim và ngã tư hầu họng xuất hiện những mụn loét ngày càng ăn sâu xuống.
Chim ăn kém, thậm chí bỏ ăn, gầy và bị tiêu chảy, thi thoảng còn nôn ra thức ăn có lẫn chất nhầy có mùi hôi.
Khi chim non bị bệnh sẽ có những triệu chứng nặng hơn chim trưởng thành và chậm mọc lông.
c. Phòng và điều trị bệnh nấm diều ở bồ câu
Cách phòng và điều trị bệnh nấm diều ở chim bồ câu như sau:
Sau khi phát hiện tình trạng chim bị bệnh, cần nhanh chóng vệ sinh thật sạch chuồng trại, khay thức ăn, máng uống của chim. Tiến hành tiêu hủy tất cả các vật mau hỏng, ẩm, mốc trong chuồng.
Khử trùng chuồng nuôi và xung quanh khu vực chăn nuôi bằng dung dịch chứa Iod, formol 2,5%% hoặc CuSO41.
Cần loại bỏ tất cả những thức ăn có dấu hiệu nhiễm nấm như: gạo, ngô, khô dầu, đồ tương. Cho chim bồ câu ăn cám gà đẻ (cho ăn với lượng thức ăn bằng 1/10 khối lượng của chúng).
Cho cả đàn bồ câu uống Nấm phổi GVN với tỉ lệ 10g/2,5 – 3 lít nước uống hoặc 10g/30kgP/ngày, dùng liên tục trong 7 ngày để diệt nấm.
Cho cả đàn chim uống cùng với một trong các loại kháng sinh như: Enroflox 5%, Pharmequin, Pharamox G, Orain-pharm… dùng liên tục 5 ngày liền để diệt vi khuẩn bội nhiễm.
Sử dụng thuốc Phartigum B: Trộn đều 2g/10kgP/ngày vào thức ăn hoặc 2g/lít nước uống để giảm đau, tăng lực.
Cũng có thể hòa tan thuốc đúng theo liều lượng cho phép, trộn đều với cám để bồ câu mẹ vừa mớm được cả thức ăn và thuốc cho bồ câu con.
Chúng tôi rất quan tâm đến trải nghiệm của bà con – và rất muốn nghe thêm về suy nghĩ và kinh nghiệm của bà con. Bà con hãy đăng chúng trong phần bình luận dưới đây hoặc tham gia thảo luận tại Fanpage của Máy Ấp Trứng Tuyên Quang.
Bài viết cùng chuyên mục:
- Kỹ Thuật Nuôi Chim Bồ Câu Sinh Sản Hiệu Quả
- Cách Nhận Biết Chim Cu Gáy Chuẩn Bị Sinh Sản
- Những Bệnh Phổ Biến Ở Chim Cu Gáy Và Phương Pháp Phòng Trị
- Nhiệt Độ Ấp Trứng Bồ Câu Là Bao Nhiêu Để Đảm Bảo Tỷ Lệ Nở Cao
- Bệnh Mổ Lông Rụng Lông Ở Bồ Câu – Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
- Bệnh Newcastle Ở Bồ Câu – Nguyên Nhân Và Cách Phòng Trị Bệnh
- Bệnh Thương Hàn Ở Bồ Câu – Nguyên Nhân Và Cách Phòng Trị Bệnh
- Bệnh Cầu Trùng Ở Bồ Câu – Nguyên Nhân Và Cách Phòng Bệnh
- Bệnh Nấm Diều Ở Bồ Câu – Nguyên Nhân Và Cách Phòng Trị Bệnh
- Cách Chọn Giống Chim Bồ Câu Khoẻ Mạnh Ăn Nhiều Lớn Nhanh