Bệnh cầu trùng ở bồ câu là một bệnh khá thường gặp gây giảm năng suất khi chăn nuôi chim bồ câu. Ở bài viết này, Máy Ấp Trứng Tuyên Quang cung cấp đến bà con các thông tin tham khảo về bệnh này, giúp bà con cải thiện hơn năng suất cao hơn.
a. Nguyên nhân bệnh cầu trùng ở chim bồ câu
Bệnh cầu trùng là do ký sinh trùng đơn bào thuộc giống Eimeria gây ra. Đó là loại ký sinh trùng nội bào thiết yếu có vòng đời phức tạp, bao gồm cả giai đoạn vô tính và hữu tính. Ở gia cầm, Eimeria ký sinh ở ruột non và manh tràng, làm rối loạn tiêu hóa, gây thương tổn tế bào thượng bì khiến chúng dễ mắc các bệnh khác như viêm ruột hoại tử … làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng.
>> Xem thêm: Máy Ấp Trứng Bồ Câu
Bệnh cầu trùng xảy ra vào thời gian thu – đông và xuân – hè. Bệnh này ở chim bồ câu có thể lây nhiễm cho gà và ngược lại.
b. Đường lây truyền
Bệnh cầu trùng lây lan rất nhanh, chủ yếu lây qua đường tiêu hóa. Chim bồ câu bị bệnh hay đã khỏi bệnh nhưng vẫn mang vi khuẩn sẽ loại bỏ trứng cầu trùng ra khỏi phân. Đây chính là nguồn lây lan dịch bệnh chủ yếu trong trang trại.
Trứng cầu trùng ở đáy lồng có thể làm ô nhiễm nước uống và thức ăn, Trứng cầu trùng sẽ chui vào ruột khi chim bồ câu nhặt thức ăn và uống nước có nguồn bệnh.
c. Triệu chứng
Chim bị bệnh thường ủ rũ, chậm chạp, ăn kém hoặc bỏ ăn, xã cánh, lông xù. Chim đi ngoài phân loãng có lẫn máu tươi. Khi bị bệnh này thường khát nước, uống nhiều nước, dễ chết do mất nước và mất máu. Đặc trưng của bệnh cầu trùng là phân lẫn máu tươi hoặc màu bã trầu.
Biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi cần thực hiện tốt. Nhập giống bồ câu từ các cơ sở giống an toàn về các bệnh truyền nhiễm và bệnh cúm. Thực hiện nuôi cách ly bổ câu mới nhập về ít nhất trong 2 tuần đầu, nếu không có biểu hiện dịch bệnh, hoàn toàn khỏe mạnh mới cho vào khu vực chăn nuôi.
Định kỳ tiêm vaccine phòng bệnh. Vệ sinh sạch sẽ hàng ngày đối với các dãy chuồng và khu vực xung quanh chuồng. Phun thuốc khử trùng định kỳ chuồng trại bằng dung dịch Chlorine 3% hoặc Formol 2% 2 tuần/lần cho toàn bộ khu vực chăn nuôi.
Nguồn thức ăn cho chim đảm bảo chất lượng đầy đủ dinh dưỡng; nước uống sạch sẽ.
Nên bổ sung men tiêu hóa, vitamin hay chế phẩm vi sinh vào thức ăn; nước uống để tăng sức đề kháng cho chim.
d. Trị bệnh cầu trùng ở bồ câu
Bệnh cầu trùng và vi khuẩn đường ruột (E.coli hay Salmonella…) có thể cùng xuất hiện, chính vì vậy khi điều trị thi cần trị cả 2 bệnh cùng một lúc bằng cách:
Pha Pharticoc-plus với nước theo tỉ lệ 10:7, cho chim uống liên tục trong 3 ngày, sau đó nghỉ 2 ngày rồi cho uống tiếp 2 ngày nữa.
Hoặc pha Pharm-cox G theo tỉ lệ 1ml/lít nước uống, cho đàn bị nhiễm bệnh uống liên tục trong 48 giờ để diệt cầu trùng.
Bên cạnh đó, cho bồ câu uống kèm một trong các loại kháng sinh như: Pharcolivet, Ampi-coli pharm (10g/2,5 lít nước); Oracin-pharm (1ml/1,5 – 2 lít nước uống); Pharmequin, Pharamox G, Gatonic-plus (1g/lít nước uống)… uống liên tục 3 – 5 ngày.
Chúng tôi rất quan tâm đến trải nghiệm của bà con – và rất muốn nghe thêm về suy nghĩ và kinh nghiệm của bà con. Bà con hãy đăng chúng trong phần bình luận dưới đây hoặc tham gia thảo luận tại Fanpage của Máy Ấp Trứng Tuyên Quang.
Bài viết cùng chuyên mục:
- Cách Nhận Biết Chim Cu Gáy Chuẩn Bị Sinh Sản
- Những Bệnh Phổ Biến Ở Chim Cu Gáy Và Phương Pháp Phòng Trị
- Nhiệt Độ Ấp Trứng Bồ Câu Là Bao Nhiêu Để Đảm Bảo Tỷ Lệ Nở Cao
- Bệnh Mổ Lông Rụng Lông Ở Bồ Câu – Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
- Bệnh Newcastle Ở Bồ Câu – Nguyên Nhân Và Cách Phòng Trị Bệnh
- Bệnh Thương Hàn Ở Bồ Câu – Nguyên Nhân Và Cách Phòng Trị Bệnh
- Bệnh Cầu Trùng Ở Bồ Câu – Nguyên Nhân Và Cách Phòng Bệnh
- Bệnh Nấm Diều Ở Bồ Câu – Nguyên Nhân Và Cách Phòng Trị Bệnh
- Cách Chọn Giống Chim Bồ Câu Khoẻ Mạnh Ăn Nhiều Lớn Nhanh
- Chăn Nuôi Bồ Câu Pháp Và Một Số Vấn Đề Quan Trọng Cần Lưu Ý