Bồ câu Pháp là một giống bồ câu nhà có nguồn gốc từ nước Pháp. Đây là loài chim được chọn giống và lai tạo qua nhiều năm để tạo ra một giống bồ câu thịt có kích thước lớn nhất. Nếu áp dụng theo đúng quy trình chăn nuôi, kỹ thuật nuôi thì những con bồ câu Pháp lớn rất nhanh, to hơn nhiều so với bồ câu địa phương khác.
Đặc điểm ngoại hình của bồ câu pháp
Chim bồ câu Pháp con mái thường nhỏ hơn con trống. Con trống đầu thô, có phản xạ gù mái lúc thành thục, khoảng cách giữa hai xương chậu hẹp. Chim mái có đầu nhỏ và thanh, khoảng cách giữa 2 xương chậu rộng. Chim mái đến tuổi sinh sản sau khoảng thời gian 4 tháng, khối lượng trung bình mỗi con từ 650 – 800g.
Chim bồ câu Pháp được phân thành 02 giống:
- Dòng Mimas: Chúng có màu lông đồng nhất là màu trắng, mỗi năm một cặp chim bố mẹ sản xuất đạt 16-17 chim non, trọng lượng chim non lúc 28 ngày tuổi đạt 590g.
- Dòng Titan: Không giống dòng Mimas, dòng này chim có bộ lông phong phú đa dạng hơn chúng có nhiều màu như đốm, xám, trắng, nâu. Mỗi năm một cặp chim bố mẹ sản xuất đạt 12-13 chim non, trọng lượng chim non lúc 28 ngày tuổi đạt 700g.
>> Xem Thêm: Máy Ấp Trứng Bồ Câu 200 Trứng Vỏ Nhôm
Thường trong chọn giống, người ta chọn những chim bố mẹ có thể sinh sản trong 5 năm. Nhưng sau 3 năm khả năng sinh sản của chim bồ câu sẽ giảm, cần phải thay thế. Khi chọn con giống nên chọn con khỏe mạnh, không có bệnh tật, dị tật, lông mượt, lanh lợi.
Đặc điểm sinh trưởng của bồ câu Pháp
Bồ câu Pháp có đặc điểm lớn nhanh và tuổi sinh sản kéo dài 4-5 năm. Chim mái đẻ liên tục trong năm, mỗi năm đẻ 8-10 lứa, vừa ấp nở vừa đẻ trứng. Một cặp bồ câu có thể sinh sản trong 5 năm nhưng sau 3 năm khả năng sinh sản giảm.
Chim mái bắt đầu đẻ trứng sau 4-5 tháng, mỗi lần đẻ 2 trứng. Chim non nở sau 16 – 18 ngày. Con non nở ra sẽ được chim trống nuôi dưỡng. Chim mái sau khi ấp xong sau 7- 10 ngày thì đẻ lứa tiếp theo và diễn tiến như vậy. Thời gian đẻ của chim bồ câu sau 3-5 giờ chiều.
Chúng tôi rất quan tâm đến trải nghiệm của bà con – và rất muốn nghe thêm về suy nghĩ và kinh nghiệm của bà con. Bà con hãy đăng chúng trong phần bình luận dưới đây hoặc tham gia thảo luận tại Fanpage của Máy Ấp Trứng Tuyên Quang.
Bài viết cùng chuyên mục:
- Kỹ Thuật Nuôi Chim Bồ Câu Sinh Sản Hiệu Quả
- Cách Nhận Biết Chim Cu Gáy Chuẩn Bị Sinh Sản
- Những Bệnh Phổ Biến Ở Chim Cu Gáy Và Phương Pháp Phòng Trị
- Nhiệt Độ Ấp Trứng Bồ Câu Là Bao Nhiêu Để Đảm Bảo Tỷ Lệ Nở Cao
- Bệnh Mổ Lông Rụng Lông Ở Bồ Câu – Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
- Bệnh Newcastle Ở Bồ Câu – Nguyên Nhân Và Cách Phòng Trị Bệnh
- Bệnh Thương Hàn Ở Bồ Câu – Nguyên Nhân Và Cách Phòng Trị Bệnh
- Bệnh Cầu Trùng Ở Bồ Câu – Nguyên Nhân Và Cách Phòng Bệnh
- Bệnh Nấm Diều Ở Bồ Câu – Nguyên Nhân Và Cách Phòng Trị Bệnh
- Cách Chọn Giống Chim Bồ Câu Khoẻ Mạnh Ăn Nhiều Lớn Nhanh