Kỹ thuật chăn nuôi chim cút tuy đơn giản nhưng mang lại giá trị kinh tế cao cho người chăn nuôi. Mặc dù đơn giản nhưng nhưng cách chăm sóc chúng lại đòi hỏi khá kỳ công và phải có quyết tâm cao của người nuôi. Trong bài viết này, Máy Ấp Trứng Tuyên Quang sẽ giúp bạn kỹ thuật nuôi chim cút khoa học đạt được hiệu quả kinh tế cao.
Kỹ thuật chăn nuôi chim cút
1. Chuẩn bị trước khi nuôi
Nuôi chim cút sinh sản thì môi trường sống chính là điều quan trọng nhất. Môi trường sống sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng và phát triển của chim cút.
Bởi vậy, khi chúng ta bắt đầu nuôi loại chim này cần phải tìm hiểu thật kỹ và chuẩn bị mọi thứ thật tốt để khi nuôi không gặp nhiều khó khăn
1.1 Nhiệt độ môi trường nuôi
Khi nuôi chim cút non thì nhiệt độ thích hợp nhất là từ 24 – 35 độ C, với chim cút đẻ thì từ 18 – 25 độ C. Nếu nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh thì chim sẽ chậm phát triển. Chim đẻ không đều dẫn đến ảnh hưởng đến năng suất. Vì vậy, khi nuôi chim cút phải luôn đảm bảo nhiệt độ chuồng nuôi được ổn định.
1.2 Lựa chọn giống chim cút
Khi lựa chọn chim cút giống cần tìm đến nơi uy tín. Nên chọn những con chim cút khỏe mạnh, nhanh nhẹn, không dị hình dị tật, háu ăn,… Bên cạnh đó cần chú ý tỷ lệ đẻ, ấp nở nuôi sống cao và lớn nhanh và đồng đều giữa các con.
Lựa chọn giống cút tốt đạt hiệu quả kinh tế cao
Khi chọn chim cút giống nếu là con trống thì cần khỏe mạnh, lông mượt, da nhẵn, đầu nhỏ, cổ dài. Chim trống có thân hình thon gọn và ngực nở nang. Có khối lượng cơ thể 70-90g khi đến tuổi sinh sản.
Còn chim mái thì đầu thanh tú và cổ nhỏ, lông và da đều bóng mượt. Lông ngực màu xám hồng và có nhúm lông đen ở ngực. Xương chậu rộng, nở nang và hậu môn cũng nở, màu đỏ hồng. Có khối lượng cơ thể >100g khi đến tuổi sinh sản.
1.3 Chuồng nuôi
Chuồng nuôi chim cút khá đa dạng. Do loài chim này dễ nuôi nên có thể nuôi trong lồng hay vây thép để nuôi đều được. Quy cách chuồng chim cút được khuyến nghị:
- Kích thước chuồng: Diện tích chuồng nuôi có kích thước 1×0.5x2m, được làm bằng gỗ hay khung thép và lưới vuông 1x1cm. Với kích thước chuồng như này để chim vừa dễ di chuyển lại tiện đi vệ sinh hơn. Mỗi chuồng có thể nuôi được 20 đến 25 con với kích thước trên.
- Chuồng có độ dốc khoảng 3 độ để trứng lăn không bị vỡ.
- Mái chuồng nên dùng vật liệu mềm mại để khi chim có nhảy lên chạm vào thì cũng không bị thương.
- Nên xếp các chuồng chồng lên nhau nếu nuôi chim cút với số lượng lớn. Khoảng cách giữa các chuồng là 10cm đủ để vỉ hứng phân và chim đi vệ sinh.
- Máng nước uống và thức ăn cho chim cần được làm bằng vật liệu dẻo và có kích thước là rộng 5cm, cao 5cm, dài 0.5m. Máng dành cho chim non thì kích thước nhỏ hơn.
Lưu ý về chuồng nuôi
Khi xây dựng chuồng trại phải cẩn thận và thiết kế sao cho không cho cách động vật nguy hiểm như chuột, mèo… có cơ hội tiếp cận chim. Chuồng nên được xây kín đáo và đặt trên cao, xung quanh nên đặt bẫy chuột.
Chúng tôi rất quan tâm đến trải nghiệm của bà con – và rất muốn nghe thêm về suy nghĩ và kinh nghiệm của bà con. Bà con hãy đăng chúng trong phần bình luận dưới đây hoặc tham gia thảo luận tại Fanpage của Máy Ấp Trứng Tuyên Quang.
Bài viết cùng chuyên mục:
- Cách Ấp Trứng Cút Lộn Nở Thành Con Tại Nhà Đơn Giản Hiệu Quả
- Cách Ấp Trứng Chim Cút Tại Nhà – Hướng Dẫn Chi Tiết Cho Bà Con
- Cách Phòng Và Trị Bệnh Cho Chim Cút Hiệu Quả Nhất
- Kỹ Thuật Nuôi Chim Cút Đẻ Trứng Hiệu Quả
- Cách Phân Biệt Trứng Cút Lộn Và Trứng Cút Thường
- Cách Úm Chim Cút Con Mới Nở Và Chăm Sóc Chim Cút Hiệu Quả
- Chia Sẻ Cách Nuôi Cút Con Mới Nở Phát Triển Hiệu Quả
- Thời Điểm Mà Chim Cút Con Mới Có Thể Ăn
- Cách Để Nhận Biết Trứng Chim Cút Lộn Sắp Nở
- Kỹ Thuật Nuôi Chim Cút Chuẩn Nhất Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao