Trang chủ » Kỹ thuật chăn nuôi » Kỹ Thuật Nuôi Chim Cút Sinh Sản Phần 2 – Chăm Sóc Và Nuôi Dưỡng

Kỹ Thuật Nuôi Chim Cút Sinh Sản Phần 2 – Chăm Sóc Và Nuôi Dưỡng

Tiếp theo phần 1: Kỹ Thuật Chăn Nuôi Chim Cút Hiệu Quả Cao Phần 1 – Giai Đoạn Chuẩn Bị. Chúng tôi tiếp tục giới thiệu đến bà con chăn nuôi phần 2: Kỹ Thuật Nuôi Chim Cút Sinh Sản Phần 2 – Chăm Sóc Và Nuôi Dưỡng.

Kỹ Thuật Nuôi Chim Cút Sinh Sản

2.1 Thức ăn cho chim cút

Thức ăn cho chim cút cần đảm bảo đẩy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là đạm, tinh bột và các chất khoáng. Mỗi ngày chim cút cần lượng thức ăn tầm 20 – 25gr và đẻ được 1 quả trứng nặng 10 – 11gr (bằng 10 % khối lượng cơ thể).

Khi chim đẻ cần phải thu gom trứng ngay để tránh trứng bị vỡ. Sau đó tiến hành bảo quản trứng để tiếp tục nhân giống. Bên cạnh đó cần phải đảm bảo lượng nước cho chim mỗi ngày từ 50 – 100m. Nguồn nước phải bảo đảm sạch, không lẫn phân hay các chất độc hại và mát để chim có thể tùy ý uống.

Ngoài ra nên pha thêm vitamin vào nước cho chim uống để tăng cường sức đề kháng cho chim.

2.2 Vệ sinh chuồng nuôi

 Chuồng nuôi chim luôn được vệ sinh sạch sẽ. Vệ sinh tiêu độc trong chuồng nuôi và xung quanh chuồng nuôi.

Hướng dẫn làm chuồng nuôi chim cút

Định kì làm vệ sinh mỗi tuần một lần bằng cách hóa chất: fomol 2-3%, xút (NaOH) 2-3%

Sau mỗi đợt nuôi cần quét vôi nền, sàn, tường và khu vực xung quanh bằng dung dịch nước vôi 20%.

Khi môi trường chăn nuôi đảm bảo được vệ sinh, an toàn sẽ là điều kiện tốt để chim phát triển.

2.3 Chăm sóc chim cút theo từng giai đoạn

Gồm 3 giai đoạn sau:

– Khi chim non từ 1-25 ngày: chim non mới nở cần được sưởi ấm ngay. Nhiệt độ thích hợp nhất trong tuần đầu là 34 độ và sau mỗi tuần giảm chừng 3 độ. Sau 4 tuần thì dừng sưởi ấm. Môi trường chăm chim non cần phải đảm bảo luôn khô thoáng và ấm áp. Nguồn thức ăn cho giai đoạn này phải giàu đạm và vitamin.

– Cút thịt (giai đoạn từ 25-30 ngày): Đây là giai đoạn cần vỗ béo nên thức ăn sẽ ít đạm và giảu tinh bột. Đảm bảo đủ thức ăn cho chim cút ăn uống thoải mái cả ngày lẫn đêm. Khi chim được 40 ngày tuổi thì được xuất bán.

– Cút sinh sản: Nguồn thức ăn cho chim trong giai đoạn này cần đảm bảo đủ dinh dưỡng để chim có thể đẻ đều. Bình quân mỗi ngày chim đẻ 1 quả nên cần nguồn thức ăn đủ để bù lại chỗ đó. Mỗi ngày chim cút mái ăn khoảng 25g/ngày.

2.4 Phòng bệnh ở chim cút

Phòng bệnh cho chim cút là một khâu quan trọng trong kỹ thuật nuôi chim cút sinh sản. Chim cút là loài có sức đề kháng rất mạnh nhưng việc phòng ngừa bệnh cho chim cần được thực hiện đầy đủ. Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, môi trường khô ráo và đảm bảo nhiệt độ ổn định. Không nên cho chim cút gần với đàn lạ dễ bị lây bệnh.

  • +) Chim cút thường mắc bệnh newcastle, sưng mắt, bại liệt, ngộ độc thức ăn, suy dinh dưỡng. Các biện pháp phòng ngừa là:
  • +) Tiêm vắc xin định kỳ cho cả đàn từ khi chim còn rất nhỏ và tiêm nhắc lại trước khi chim cút bước vào giai đoạn đẻ để ngừa bệnh.
  • +) Thức ăn cho chim bảo đảm tươi, sạch không được mốc, ôi thiu. Khi môi trường ẩm ướt nhiệt độ cao nguồn thức ăn phải đảm bảo để chim không bị ngộ độc.
  • +) Bổ sung vitamin A để chim không bị sưng mắt.
  • +) Bổ sung thêm photpho và canxi để tránh bị bại liệt.

Trong khi chim đẻ trứng thì phải bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để tránh tình trạng chim bị suy dinh dưỡng, trứng đẻ ra bị dị dạng hay chim đẻ trứng không đều.

Chúng tôi rất quan tâm đến trải nghiệm của bà con – và rất muốn nghe thêm về suy nghĩ và kinh nghiệm của bà con. Bà con hãy đăng chúng trong phần bình luận dưới đây hoặc tham gia thảo luận tại Fanpage của Máy Ấp Trứng Tuyên Quang.

Bài viết cùng chuyên mục:

Đánh giá post

Viết một bình luận