Vịt xiêm hay cũng có tên gọi khác là, ngan nội, ngan đen, ngan trâu…, được người chăn nuôi rất ưa thích vì chúng phát triển nhanh, thích nghi tốt và dễ nuôi, có giá trị kinh tế cao và phù hợp để phát triển theo quy mô trang trại tập trung. Để mở rộng kiến thức và kinh nghiệm cho người nuôi vịt xiêm số lượng lớn, bài viết này sẽ chia sẻ tất cả các kỹ thuật nuôi vịt xiêm một cách đầy đủ nhất. Việc tham khảo trước khi thực hành sẽ giúp giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả kinh tế.
1. Xác định kế hoạch chăn nuôi.
Vịt xiêm chủ yếu được nuôi vì thịt. Thịt của chúng có chất lượng tốt, khá mỡ và được ưa chuộng trên thị trường, có giá thành cao hơn so với vịt khác. Giống vịt này có nguồn gốc từ Nam Mỹ và hiện đang phổ biến trong việc nuôi ở các vùng đồng bằng sông Hồng.
Vịt xiêm có tốc độ tăng trưởng nhanh. Khi vịt khoảng 1 năm tuổi, con đực có thể nặng đến 3,8 – 3,9kg, con cái nặng từ 2,2 – 2,3kg.
Hiện nay, nuôi ngan trong nước ta chủ yếu có 3 loại:
– Ngan trâu (ngan đen): thân hình to, lông màu đen, dáng thô
– Ngan ré (ngang trắng): thân hình nhỏ, thon nhẹ, lông màu trắng
– Ngan sen (ngan loang): lông màu trắng đen pha trộn, dáng thon nhẹ như ngan ré
Trong số các loại trên, ngan ré và ngan sen có triển vọng phát triển theo mô hình trang trại tập trung hơn cả. Trước khi bắt đầu chăn nuôi, bà con cần chuẩn bị cho công tác chăn nuôi những yếu tố cần thiết sau:
* Lựa chọn mô hình chăn nuôi vịt xiêm phù hợp
Ngoài việc sử dụng phương pháp truyền thống nuôi vịt dưới ao, hiện nay có nhiều mô hình phát triển chăn nuôi thủy cầm. Mô hình nuôi vịt trên khô – nuôi vịt trên cạn là phổ biến nhất. Dưới đây là một số mô hình nuôi vịt tiêu biểu, người chăn nuôi cần xem xét và lựa chọn phù hợp với điều kiện thực tế của họ.
+) Mô hình ao nuôi cá kết hợp với nuôi vịt:
Mô hình chăn nuôi vịt kết hợp với ao cá giúp giảm chi phí chăn nuôi và sản xuất bằng cách tận dụng thức ăn có sẵn, đồng thời tạo ra các sản phẩm hàng hóa để tăng thu nhập cho bà con. Ngoài ra, mô hình này cũng có hiệu quả trong việc tạo ra mối quan hệ sinh thái và giảm ô nhiễm môi trường. Việt Nam, với địa hình đa dạng từ đồng bằng đến miền múi, có thể áp dụng mô hình này chăn nuôi này ở khắp nơi.
+) Mô hình nuôi vịt trên khô:
Mặc dù là một loại thủy cầm, nhưng vịt xiêm vẫn có thể nuôi trên đất khô hoàn toàn mà không cần ao nước để bơi lội. Điều này giúp tiết kiệm chi phí và phù hợp cho những gia đình không có ao nuôi hoặc khu vực chăn thả, vẫn đảm bảo chất lượng thịt. Hiện nay, có một số mô hình nuôi ngan nội trên đất khô phổ biến như:
- – Mô hình nuôi vịt xiêm thả vườn kết hợp trồng cây
– Nuôi nhốt trong chuồng trại theo mô hình nuôi công nghiệp.
* Xác định vị trí chăn nuôi và quy mô chăn nuôi
- – Xác định quy mô chăn nuôi dựa theo số lượng đàn đế cần chuẩn bị nguồn vốn, mặt bằng, xây dựng chuồng trại, vật tư, trang thiết bị phù hợp để tránh lãng phí tài chính và công sức. Tùy thuộc vào nguồn vốn và diện tích cho phép, người nuôi có thể lựa chọn quy mô nông hộ, trang trại nhỏ, hoặc quy mô công nghiệp. Tuy nhiên, cần tính toán kỹ lưỡng để mở rộng sau này.
- – Vị trí chăn nuôi: Vị trí nuôi đàn vịt xiêm cần được xác định cụ thể. Không nên đặt chuồng cạnh đường lớn, gần nguồn nước hoặc quá gần nhà. Chuồng vịt xiêm cần được quây thành khu riêng, có hàng rào và cổng riêng biệt. Nếu có ao, ruộng, thì nên đặt chuồng gần khu vực đó để thuận tiện cho việc chăn thả.
2. Kỹ thuật nuôi vịt xiêm chuyên nghiệp, hiệu quả.
Để có được kết quả tốt trong việc nuôi vịt xiêm, bà con cần áp dụng các kỹ thuật nuôi hiệu quả mà Máy Ấp Trứng Tuyên Quang chia sẻ bên dưới đây:
Bước 1: Chọn giống vịt tốt:
Việc chọn giống là bước quan trọng quyết định đến hiệu quả chăn nuôi. Người chăn nuôi cần tìm nguồn cung cấp giống vịt xiêm uy tín. Khi chọn giống, bà con cần xem xét và lựa chọn những con vịt có những đặc điểm như sau:
- – Chọn vịt con nhanh nhẹn, khỏe mạnh, mắt sáng, bụng mềm, lông khô, bông và có màu sắc đặc trưng của giống.
- – Loại bỏ những con chân yếu, hở rốn, bụng cứng, bết lông, mắt lờ đờ.
Lưu ý: Cần lựa chọn cơ sở cung cấp con giống uy tín trên địa bàn, các con vịt giống cần đảm bảo đạt được các yêu cầu như bên trên. Bước chọn giống là bước đầu tiên cho sự chăn nuôi hiệu quả cho nên bà con hãy lưu ý khi chọn con giống.
Bước 2: Xây dựng chuồng nuôi và chuẩn bị các dụng cụ cần thiết cho vịt:
Khi xây dựng chuồng trại nuôi vịt xiêm, bà con cần tuân theo các yêu cầu như sau:
- – Đặt chuồng ở vị trí sạch sẽ, khô thoáng và tránh gió lùa.
- – Sử dụng vật liệu như tre, nứa, cói, gỗ ép để làm chuồng, lợp mái bằng lá cọ, lá dừa, lá rơm, cỏ tranh hoặc fibro-xi măng.
- – Chuồng cần được giữ sạch sẽ, có thể làm bằng xi măng hoặc đất nền cứng, phẳng, không có ổ gà hoặc nơi đọng nước.
- – Rải một lớp chất độn chuồng dày khoảng 10 – 15cm, có thể sử dụng vỏ trấu, rơm rạ, mùn cưa, bã mía… được nghiền nhỏ. Phun thuốc khử trùng hoặc nấm đối kháng Trichoderma để giảm mùi hôi và vi khuẩn xâm nhập.
- – Xây hàng rào kiên cố xung quanh chuồng để tránh vịt xiêm đi ra ngoài hoặc động vật xâm nhập từ bên ngoài.
- – Bố trí máng ăn và máng uống phù hợp với số lượng vịt trong đàn.
Nếu bà con nuôi theo mô hình vịt kết hợp ao cá, cần xây chuồng nuôi ngay cạnh ao để vịt nghỉ ngơi sau khi bơi lội.
* Yêu cầu khi làm chuồng úm cho vịt con:
- Trong giai đoạn ban đầu, vịt con cần được nuôi ở khu vực chuồng úm riêng. Chuồng không cần phải quá rộng, nhưng cần phải đảm bảo độ cao ráo, thoáng mát, không bị gió lùa và mưa tạt.
- Có thể sử dụng phên và cói để quây thành hình tròn hoặc vuông. Bên trong chuồng cần bố trí đèn sưởi, máng ăn và máng uống. Kích thước chuồng úm nên khoảng 0,5m cao và 4,5m dài, có thể chứa khoảng 100 con vịt.
Cần rải chất độn trong chuồng và kiểm tra thường xuyên để đảm bảo chất độn không bị ẩm ướt gây ra sự sinh mầm bệnh. - Trước khi nuôi đàn vịt mới, chuồng cần được sát trùng và gột rửa sạch sẽ. Có thể sử dụng vôi đặc và phun formol 0,05% trước khi nuôi vịt trong khoảng 3 – 5 ngày.
Bước 3: Cung cấp đẩy đủ thức ăn và nước uống đầy đủ:
* Nước uống:
Nước cho vịt uống phải đảm bảo sạch, không chứa tạp chất.
Một vịt con cần khoảng 0,3 đến 0,4 lít nước mỗi ngày. Trong khoảng 3 – 5 ngày đầu tiên, cần pha thêm vitamin, khoáng vi lượng để bổ sung dinh dưỡng cho đàn vịt xiêm.
* Thức ăn:
Cung cấp cho vịt các loại thức ăn chất lượng tốt, phải đạt yêu cầu về độ dinh dưỡng duy trì sẽ giúp vịt nhanh lớn đồng thời tăng năng suất chăn nuôi. Các loại thức ăn dinh dưỡng cho vịt như là:
- – Thức ăn từ thực vật bao gồm thóc, ngô, kê, cao lương, cám gạo; khoai lang, sắn, cà rốt, củ cải, bầu, bí; đậu tương, lạc; các loại khô dầu đậu tương, khô dầu lạc, khô dầu vừng, bã bia, hèm rượu…
- – Thức ăn giàu protein: bột cá, bột thịt, bột xương, bột máu, bột vỏ sò, giun quế, đầu cá, cá tạp, cua, ốc, hến… cung cấp axit amin không thể thay thế bổ trợ cho đàn vịt xiêm lớn nhanh.
- – Thức ăn thô xanh bao gồm thân cây chuối, rau, bèo các loại, cỏ tự nhiên… Ngoài ra, bà con cũng có thể trồng bổ sung một số giống cỏ như cỏ voi, cỏ sạ, cỏ đậu cho vịt xiêm.
Ngoài ra bà con có thể sử dụng cám đậm đặc cho vịt ăn, kết hợp trộn thêm ngô, thóc ép lại thành viên rồi cho vịt ăn.
Bước 4: Phòng bệnh cho vịt xiêm
Về tổng quan, vịt xiêm là loại thủy cầm có khả năng đề kháng tốt, ít mắc bệnh. Tuy nhiên, chúng vẫn có thể mắc phải một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như tụ huyết trùng, dịch tả, bệnh trùng roi… Do đó, trong quá trình chăm sóc vịt xiêm, mọi người cần chuẩn bị và thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh.
* Đảm bảo vệ sinh chuồng trại và thiết bị chăn nuôi:
Để nuôi vịt tốt, chuồng cần được giữ khô ráo và thông thoáng vào mùa hè, cũng như ấm áp vào mùa đông.
Người nuôi có thể sử dụng vôi bột để rải quanh khu vực nuôi vịt để tiêu diệt vi khuẩn. Sau 2-3 ngày, nên quét lại lớp vôi một lần nữa. Hoặc có thể sử dụng Formol 1-3% để phun toàn bộ nền, tường chuồng và khu vực xung quanh.
Máng ăn và máng uống cần được rửa sạch hàng ngày, tránh để thức ăn dư thừa và ôi thiu.
* Thức ăn đảm bảo:
- – Đảm bảo vịt được cung cấp khẩu phần ăn đủ chất dinh dưỡng.
– Tránh cho vịt ăn thức ăn bị ôi thiu, ẩm mốc, đặc biệt là ngô.
– Nước uống phải đảm bảo sạch, không nhiễm chì, không nhiễm sắt. Bạn có thể sử – dụng thuốc tím với liều lượng 5g cho 10 lít nước để khử trùng nước uống cho vịt.
* Tiêm phòng vacxin cho vịt:
Độ tuổi của vịt | Loại vacxin, thuốc kháng sinh |
Từ 1 đến 3 ngày tuổi | Có thể sử dụng một số loại kháng sinh như Ampi-coli, Tetracycline, Neox… để ngăn ngừa nhiễm trùng rốn và bệnh đường ruột. |
Từ 15 đến 18 ngày tuổi | Tiêm loại vacxin dịch tả cho vịt lần thứ nhất. |
Từ 28 đến 46 ngày tuổi | Tiêm kháng sinh để ngăn chặn vi khuẩn E Coli, nhiễm trùng huyết và bệnh sốt thường hàn. |
Từ 56 đến 60 ngày tuổi | Tiêm loại vacxin dịch tả cho vịt lần thứ hai. |
Từ 70 đến 120 ngày tuổi | Hãy sử dụng kháng sinh để ngăn ngừa bệnh tật và cung cấp bổ sung vitamin cho đàn vịt. |
Từ 135 đến 185 ngày tuổi | Tiêm loại vacxin dịch tả cho vịt lần thứ ba. |
Kết luận
Với những lợi ích và tiềm năng kinh doanh của ngành nuôi vịt xiêm, việc áp dụng các kỹ thuật nuôi và chăm sóc hiệu quả là rất quan trọng. Người nuôi cần chọn giống vịt xiêm phù hợp, cung cấp chế độ dinh dưỡng và chăm sóc tốt cho chúng, đồng thời kiểm soát số lượng vịt xiêm trong chuồng trại và bảo vệ môi trường. Việc làm này sẽ giúp vịt xiêm phát triển nhanh chóng và đem lại lợi ích kinh tế cao cho người nuôi.