Trang chủ » Kỹ thuật chăn nuôi » Bệnh Gumboro Trên Gà – Nguyên Nhân Và Cách Phòng Trị Bệnh

Bệnh Gumboro Trên Gà – Nguyên Nhân Và Cách Phòng Trị Bệnh

Bệnh gumboro trên gà là một bệnh thường gặp khi chăn nuôi gà. Bệnh này tuy không làm gà chết nhiều nhưng làm giảm miễn dịch, khiến gà dễ bị mắc các bệnh nguy hiểm hơn. Máy Ấp Trứng Tuyên Quang sẽ trình bày các thông tin về bệnh gumboro ở gà để bà con có biện pháp phòng ngừa và xử lý phù hợp khi bệnh phát sinh trên đàn gà.

Bệnh Gumboro Trên Gà - Nguyên Nhân Và Cách Phòng Trị Bệnh

NGUYÊN NHÂN:

Bệnh Gumboro là do Birnavirus gây nên. Loại virut này có thể sống hàng tháng trong chuồng trại, hàng tuần trong thức ăn, nước uống, phân. Gà mắc bệnh cao nhất ở lứa tuổi từ 3 – 6 tuần tuổi, gà nhỏ hơn vẫn có khả năng mắc bệnh ở thể tiềm ẩn, tuy rằng không biểu hiện triệu chứng, nhưng có ảnh hưởng rất lớn đến hệ miễn dịch của gà, gà dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn khác.

TRIỆU CHỨNG:

– Thời gian ủ bệnh Gumboro từ 2 đến 3 ngày. Bệnh xảy ra bất chợt, gà nhiễm bệnh cơ thể suy nhược, buồn bã, xù lông, đi lại khó khăn, tiêu chảy, phân có màu trắng xám, xanh lá cây, gà hay quay đầu lại mổ vào hậu môn, hậu môn dính phân, gà ăn kém hoặc bỏ ăn và có thể chết. Tỉ lệ gà mắc bệnh Gumboro có thể lên đến 100% .

– Sau khi phát bệnh đến ngày thứ 3 thì gà bị chết, tỉ lệ chết tăng nhanh, sau 5 đến 7 ngày thì ngưng. Tỉ lệ gà bị chết thường thấp, nhưng nếu không được chăm sóc tốt, điều kiện chăn nuôi kém thì tỉ lệ chết có thể lên đến 30% hoặc cao hơn.

BỆNH TÍCH: 

– Xuất huyết cơ ngực và cơ đùi thành từng vệt dài, xuất huyết ở nơi tiếp xúc giữa dạ dày tuyến và dạ dày cơ. Tăng tiết diệt niêm mạc ruột. Lách hơi sưng, xuất hiện những chấm xám nhỏ trên bề mặt.

BỆNH GUMBORO TRÊN GÀ

– Bệnh tích điển hình của bệnh tập trung chủ yếu ở túi Fabricius: Sau khi nhiễm trùng đến ngày thứ 3 thì túi Fabricius bắt đầu tăng kích thước, thủy thủng và có màu đỏ. Bề mặt túi Fabricius phủ một lớp gelatin, có thể xuất huyết. Sang ngày thứ 4, túi Fabricius kích thước và trọng lượng tăng gấp đôi, sau đó bắt đầu teo dần. Đến ngày thứ 5 túi Fabricius kích thước trở lại bình thường và bắt đầu teo lại. Ngày thứ 8 có kích thước teo lại chỉ bằng 1/3 so với bình thường.

PHÒNG BỆNH:

– Phòng bệnh bằng cách tiêm phòng vaccine gumboro cho gà 1 tuần tuổi, nhỏ vào mắt mũi hoặc cho uống, khi gà được 3 tuần tuổi thì nhỏ lần 2. Gà 3 tháng tuổi tiêm chủng lần 3 bằng vacxin nhũ dầu tiêm dưới da với liều lượng là 0,3-0,5ml/ con. Nên tiêm phòng vaccine cho đàn gà bố mẹ để tạo hệ miễn dịch thụ động đàn cho gà con trong những ngày đầu mới nở.

ĐIỀU TRỊ:

– Dùng tiêm với liều lượng 1-2 ml/con, liên tục trong 2-3 ngày. Kháng thể Hanvet KTG có tác dụng trung hòa, tiêu diệt virus Gumboro sau khi tiêm 3-4 giờ.

– Kết hợp sử dụng thêm thuốc điện giải, Anti gum cho gà uống thay nước liên tục 2-4 ngày.

Chúng tôi rất quan tâm đến trải nghiệm của bà con – và rất muốn nghe thêm về suy nghĩ và kinh nghiệm của bà con. Bà con hãy đăng chúng trong phần bình luận dưới đây hoặc tham gia thảo luận tại Fanpage của Máy Ấp Trứng Tuyên Quang.

Bài viết cùng chuyên mục:

Đánh giá post

Viết một bình luận