Trang chủ » Kỹ thuật chăn nuôi » Phương Án Điều Trị Bệnh Cúm Vịt Do Biến Chủng Virus H5N1 Gây Ra

Phương Án Điều Trị Bệnh Cúm Vịt Do Biến Chủng Virus H5N1 Gây Ra

Bệnh Cúm Vịt là một căn bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng cực kỳ lớn đến ngành chăn nuôi gia cầm. Bệnh sẽ gây ảnh hưởng nặng nề đến đàn vịt của bà con nếu không chữa trị kịp thời. Trong bài viết này Máy Ấp Trứng Tuyên Quang sẽ chỉ cho bà con về các phương án điều trị bệnh Cúm Vịt hiệu quả và ngăn chặn sự lây lan diện rộng trong trang trại.

Điều trị bệnh cúm vịt

1. Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh khởi nguồn từ loại virus cúm A mang tên H5N1 là loại virus có sự biến chủng liên tục. Tính đến nay các dạng biến chủng của loài virus này lưu hành phổ biến ở dạng H5N1 Re5, Re6, H5N6, H9N7, H5N8.

Các mầm bệnh được ủ trong cơ thể của con con gia cầm khác trên vịt, ngan, ngỗng, chim bồ câu… có thể lây truyền dọc, qua thức ăn, nước uống và ở cả trong không khí. Bệnh lây lan phổ biến nhất là lây qua đường không khí nên khả năng bùng phát mạnh và rất nhanh chóng.

2. Các triệu chứng của bệnh Cúm Vịt

Khi các con vịt của bà con bị mắc bệnh thường thì xuất hiện các triệu chứng như:

– Mắt bị mờ, vành mắt đỏ, mắt sưng, đầu sưng.

– Sốt (cơ thể vịt rất nóng), giảm ăn, thần kinh lắc ngang đầu ở trên bờ đầu vịt thường lắc sang hai bên, ở dưới nước thì vịt sẽ xoay tròn, mất định hướng.

– Bại liệt, tiêu chảy, phân xanh thâm lẫn vàng.

– Tỷ lệ đẻ trứng giảm 50%, chết ồ ạt đặc biệt là ở các con vịt chưa được tiêm phòng vacxin.

Các triệu chứng của bệnh cúm vịt rất nguy hiểm, nó có thể khiến cho cả đàn vịt của bà con bị chết ồ ạt và giảm các năng suất về thể trạng cũng như gây thiệt hại kinh tế cực kỳ nặng nề.

3. Bệnh tích

Tiết không đông hoặc khó đông, xuất huyết đa nội tạng nặng nề như tim, mỡ vàng tim, cơ tim, cơ sườn.

Dạ dày tuyến, ruột, màng treo ruột, tuỵ xuất huyết.

Xuất huyết tim hổ vằn, xuất huyết đáy phổi.

Điều trị bệnh cúm vịt

4. Phương án phòng bệnh

Để phòng bệnh và kiểm soát tốt căn bệnh này bà con cần làm tốt các bước sau:

Bước 1: Vệ sinh

Vệ sinh, tiêu độc chuồng trại sử dụng Povidine để sát trùng định kỳ 1 – 2 lần/ tuần. Phát quang các bãi cây bụi, diệt các con loăng quăng ở các vị trí ao tùm và khai thông cống rãnh không được để nước thải động lại.

Ở các trang trại lớn cần phun sát trùng ở trên mái tạo dạng như phun sương để tiêu diệt và ngăn chặn lượng virus đang ở trong không khí. Rắc vôi khử khuẩn ở các hành lang chuồng trại.

Bước 2: Tiêm vacxin phòng bệnh

Bà con nên tiêm phòng vacxin cho vịt khoảng từ 14 ngày tuổi tuỳ vào dịch tễ từng vùng, có thể tiêm nhắc lại sau khoảng 15 ngày.

Với vịt đẻ, bà con tiêm lại vacxin trước đẻ 1 tháng, và 6 tháng thì tiêm lại 1 lần.

Nên tiêm các loại vacxin mà các chuyên gia khuyến cáo và mua vacxin ở các cửa hàng bán thuốc thú y uy tín.

Chú ý: Sau tiêm vacxin dùng ngay các loại thuốc sau từ 3 -5 ngày giúp vịt chống phản ứng vacxin, tăng nhanh kháng thể:

  • – Meta-kazol: liều 2g/1L nước.
  • – ADE vitC liều 2g/1L nước hoặc Amino Vita trộn với 100g/ 25 – 30kg thức ăn.
  • – Beta-Glucamin liều 2g/1L nước.

Bước 3: Báo cáo bệnh dịch

Sau khi phát hiện trang trại của bà con có dấu hiệu lây lan dịch bệnh, cần báo cáo lên cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý và phun sát trùng, khử khuẩn các khu vực chăn nuôi khác trên địa bàn để tránh nguy cơ bùng phát dịch diện rộng.

5. Điều tri bệnh Cúm Vịt

Sau khi kiểm tra kỹ lưỡng bà con thấy đàn vịt nhà mình có nguy cơ bị cúm gia cầm thì sẽ có 2 phác đồ để điều trị dự phòng sử dụng các dòng thuốc sau:

Phác đồ 1:

  • + Meta Kazol: 3g/ 1L nước.
  • + Vitamin K: 2g/ 1L nước.
  • + Điện giải Gluco KC: 2-3g/ 1L nước.
  • + Butasal B12: 2ml/ 1L nước.
  • + Kháng virus Viusid: 100ml/ 1 tấn thể trọng.
  • + Flo-400 hoặc Thiamphenicol – 10% hoặc Coli-1002: 1-2/ 1L nước.
  • + AminoVita + Beta Glucamin: 2g/ 1L nước.

Phác đồ 2:

  • + Meta Kazol: 3g/ 1L nước.
  • + Điện giải Gluco KC: 2-3g/ 1L nước.
  • + Butasal B12: 2ml/ 1L nước.
  • + Kháng virus Viusid: 100ml/ 1 tấn thể trọng.
  • + Flo-10% Oral hoặc Enro-2000: 1ml/ 2L nước.
  • + Vitamin K: 2g/ 1L nước.
  • + AminoVita + Beta Glucamin: 2g/ 1L nước.

Lưu ý: Trong trường hợp bệnh nặng vịt không uống được nước, bà con pha thuốc với liều gấp 10 lần để bơm trực tiếp vào miệng vịt ngày 2 – 3 lần, kết hợp tiêm Gluconat KC H1 liều 0.5ml/ 1con trong một ngày.

Điều trị bệnh cúm vịt

Trên đây là bài viết Phương Án Điều Trị Bệnh Cúm Vịt Do Biến Chủng Virus H5N1 Gây Ra. Chúng tôi rất quan tâm đến trải nghiệm của bạn và rất muốn nghe thêm về suy nghĩ và kinh nghiệm của bạn. Bạn hãy đăng chúng trong phần bình luận dưới đây hoặc tham gia thảo luận tại Fanpage của Máy Ấp Trứng Tuyên Quang.

Mời bà con tham khảo các bài viết cùng chuyên mục:

5/5 - (1 bình chọn)

Viết một bình luận