Trang chủ » Kỹ thuật chăn nuôi » Chăn nuôi vịt » Vịt Bị Nhiễm Độc Aflatoxin Và Những Điều Cần Lưu Ý Để Phòng Tránh

Vịt Bị Nhiễm Độc Aflatoxin Và Những Điều Cần Lưu Ý Để Phòng Tránh

Tất cả các loài gia cầm đều có thể nhiễm độc tố Aflatoxin, nhưng vịt là một trong những loại mẫn cảm nhất với các độc tố Aflatoxin. Trong bài viết này, Máy Ấp Trứng Tuyên Quang trình bày với bà con thông tin chi tiết về Vịt Bị Nhiễm Độc Aflatoxin.

Vịt Bị Nhiễm Độc Aflatoxin

Nguyên nhân Vịt Bị Nhiễm Độc Aflatoxin

Các Aflatoxin là một mối quan tâm lớn trên thế giới đặc biệt là những vùng nhiệt đới, nơi có khí hậu phổ biến nhất là ấm và ẩm. Ở vùng có khí hậu nhiệt đới thường sinh ra một số loại nấm có khả năng sản sinh ra độc tố Aflatoxin và các độc tố khác gây hại cho vịt. Những loại nấm độc gây bệnh như:

– Asperigillus flavus: Sản sinh ra 14 loại độc tố trong đó B1 là loại độc tố độc nhất.

– Asperigillus ochracens: Sản sinh ra loại độc tố màu đất, trong đó A và B là những độc tố cơ bản nhất.

– Fusariums: Sản sinh ra một số loại độc tố, trong đó độc tố Zearalione và độc tố Trichothecenes là nhiều nhất.

Việc hình thành nấm là do các loại ngũ cốc lúa, ngô, lạc, đậu tương,…. Các loại ngũ cốc này do trong quá trình thu hoạch, vận chuyển, bảo quản bị tổn thương. Trong điều kiện nhiệt độ ấm và độ ẩm trên 14% nấm sẽ dễ dàng phát triển bắt đầu từ những hạt ngũ cốc bị hư hỏng.

Trong chăn nuôi vịt, khi máng ăn, máng uống không được thay rửa vệ sinh thường xuyên, thức ăn còn tồn đọng trong một thời gian dài nấm cũng có thể hình thành và phát triển gây độc cho vịt.

Tác động

Độc Aflatoxin gây độc với gan, tổng thương mô gan và cản chở sự tổng hợp protein ở gan, dẫn đến gia cầm chậm lớn và giảm sản lượng trứng. Độc Aflatoxin làm giảm sản xuất muối mật nên sẽ ức chế sự tiêu hóa mỡ và sắc tố ở vịt.

Ngoài ra, Aflatoxin còn gây ảnh hưởng đến sự trao đổi Vitamin D, dẫn tới tổn thương tới xương và chân. Bên cạnh đó độc này cũng làm tăng tỷ lệ bầm tím trên thân thịt và làm yếu các mao mạch máu.

 Ðộng vật cảm thụ

Tất cả các loài gia cầm đều có thể nhiễm độc tố Aflatoxin, nhưng vịt là một trong những loại mẫn cảm nhất với các độc tố Aflatoxin.

Con đường lây truyền

Đường lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa, tiếp theo là hô hấp hoặc tiếp xúc. Những tác hại của nhiễm độc tố nấm mốc lên gia cầm rất đa dạng, từ việc đơn giản là ức chế miễn dịch cho tới mức độ nghiêm trọng hơn có thể gây chết.

 Triệu chứng Vịt Bị Nhiễm Độc Aflatoxin

Triệu chứng của Vịt Bị Nhiễm Độc Aflatoxin có thể thay đổi tuỳ thuộc vào từng loại độc tố và thời gian dài hay ngắn mà vịt ăn phải thức ăn có nhiễm độc tố. Các triệu chứng của nhiễm độ Aflatoxin:

– Vịt còn non sẽ chậm lớn, ăn kém, lông rụng, đi đứng không vững, co giật và người tím tái;

– Vịt đi ngoài phân loãng đôi khi lẫn máu (xuất huyết ruột do nhiễm độc nặng). Nếu nhiễm độc kéo dài đi ngoài phân sống và có màu xanh;

– Sản lượng trứng vịt giảm và trong trứng có nhiều điểm máu. Vịt gầy, ốm yếu;

– Vịt sẽ dễ nhiễm phải các bệnh khác do hệ thống miễn dịch bị suy giảm và suy giảm khả năng hấp thu các vitamin.

Dấu hiệu đặc trưng nhất để nhận biết nhiễm độc thường chỉ xuất hiện vài ngày trước khi chết: vịt có dấu hiệu bệnh thần kinh như co giật, phần thân ưỡn ngửa, chân duỗi thẳng.

 Bệnh tích

Tụ máu ở gan. Trong gan có những vùng bị xuất huyết và hoại tử. Bệnh tích đặc trưng ơ vịt con là tăng sinh biểu mô ống dẫn mật. Nếu nhiễm độ với thời gian dài có thể bị ung thư gan, tụ máu ở thận, đôi khi còn thấy viêm ruột chảy máu.

Vịt con sau 30 ngày cho ăn phải thức ăn nhiễm Aflatoxin gan sẽ lớn hơn bình thường và có màu hơi lục hay nâu, trên bề mặt gan bị tổn thương có những nốt nhỏ rõ ràng. Sau 15 ngày, tế bào chất xuất hiện nhiều không rõ rệt hơn và ống mật to lớn hơn bình thường. Sau 20 ngày trong gan các nốt nhỏ chứa các tế bào tăng sinh được tách rời khỏi những ống dẫn mật bằng những dãi biểu mô.

Phòng bệnh

Cần có công tác bảo quản thức ăn, nguyên liệu thức ăn hợp lý và đúng quy trình. Nơi để thức ăn cần đảm bảo khô ráo, không bị ẩm ướt. Những loại thức ăn bị hư hỏng, nấm mốc cần được loại bỏ trước khi chế biến thành thức ăn. Tuyệt đối không cho vịt ăn những loại thức ăn đã bị mốc. Sau khi hết thức ăn những thùng đựng thức ăn nên để trống một thời gian. Đảm bảo máng ăn, máng uống luôn được vệ sinh sạch sẽ. Sử dụng các loại chất ức chế nấm phát triển như: Gentian violet trộn thức ăn 0,05 – 0,15% (0,5 – 1,5 g/kg thức ăn) hoặc Quixalus trộn 1 g/10 kg thức ăn…

 Trị bệnh

Hiện nay không có thuốc điều trị độc tố của nấm. Biện pháp tốt nhất là cần thay ngay thức ăn đã bị nhiễm độc tố nấm. Sau 1 – 4 tuần vịt đào thải độc tố ra ngoài sẽ trở lại trạng thái bình thường. Nên dùng đậu tương thay cho bánh dầu lạc với những đàn vịt đã bị nhiễm độc tố nấm. Bởi vì đậu tương thường ít bị nhiễm nấm.

Cần bổ sung thêm các vitamin, giải độc như Glucoza hòa vào nước uống cho vịt uống với liều lượng theo đúng hướng dẫn. Sử dụng liên tục trong  5 – 10 ngày sau khi Vịt Bị Nhiễm Độc Aflatoxin. Tăng cường bổ sung thêm Methionin vào thức ăn hay nước uống để giải độc cho gan và hồi phục chức năng với liều lượng theo hướng dẫn.

Chúng tôi rất quan tâm đến trải nghiệm của bà con – và rất muốn nghe thêm về suy nghĩ và kinh nghiệm của bà con. Bà con hãy đăng chúng trong phần bình luận dưới đây hoặc tham gia thảo luận tại Fanpage của Máy Ấp Trứng Tuyên Quang.

Bài viết cùng chuyên mục:

Đánh giá post

Viết một bình luận