Trang chủ » Kỹ thuật chăn nuôi » Tránh Rét Cho Gà Vào Mùa Đông

Tránh Rét Cho Gà Vào Mùa Đông

Tránh rét cho gà vào mùa đông là việc mà bà con chăn nuôi gà cần chú ý. Tránh xảy ra những thiệt hại không đáng có.

tranh-ret-cho-ga

1. Tránh rét cho gà con

Đảm bảo giữ nhiệt độ úm thích hợp bằng bóng đèn, khoảng 300C. Sử dụng trấu, mùn cưa làm chất độn chuồng dày 8-10cm, đảm bảo khô ráo, sạch sẽ.

Thường xuyên theo dõi sức khoẻ đàn gà:

– Thời gian chiếu sáng: thắp đèn thời gian cả ngày trong 2 tuần tuổi đầu vì cần cho gà ăn suốt cả ngày lẫn đêm. Sang tuần thứ 3 trở đi, thời gian chiếu sáng giảm dần đủ cho thời gian gà ăn uống.

– Cách cho gà uống nước: Khi mới đưa gà vào chuồng úm, bà con nên pha thuốc úm gà để tăng sức đề kháng cho gà con. Trong tuần đầu cho gà uống nước sạch, nhiệt độ thích hợp khoảng 200C.

Khi gà uống đủ nước bà con mới cho gà ăn bằng thức ăn của gà con có hàm lượng đạm từ 21 – 22%.

– Thức ăn và cách cho ăn:

 Tuỳ vào mục đích chăn nuôi và giai đoạn phát triển của gà để chọn thức ăn cho phù hợp. Phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho gà. Đối với giai đoạn gà con nên cho gà ăn thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh của các hãng như Con cò, Hygro …

Sau khi ấp trứng gà bằng máy ấp trứng, Trong giai đoạn gà con, nên cho gà ăn tự do cả ngày lẫn đêm, chia nhiều bữa trong ngày. Khi cho ăn nên chú ý thức ăn cũ, tránh lẫn chất độn chuồng vào thức ăn. Đó là các điều cần lưu ý khi thực hiện các biện pháp tránh rét cho gà con.

Bà con lưu ý:

+ Thay nước thường xuyên, vệ sinh máng ăn, máng uống khi bị bẩn để tránh nhiễm bệnh cho gà.

+ Kiểm tra chất độn chuồng nếu chỗ nào ẩm ướt phải thay ngay.

+ Khi mới nhập gà về và vào những ngày có thời tiết thay đổi đột ngột phải bổ sung thuốc kháng sinh và tăng cường trợ sức trợ lực.

+ Thường xuyên theo dõi sức khỏe của đàn gia cầm. Phát hiện những con có biểu hiện bất thường như giảm ăn, ho, khó thở, tiêu chẩy, ủ rũ… để kịp thời xử lý.

+ Cần thực hiện nghiêm ngặt quy trình phòng bệnh cho gà.

2. Tránh rét cho gà trưởng thành, gà giò

  • Đối với gia cầm chăn thả: không nên thả khi thời tiết có mưa, giá rét. Chỉ chăn thả khi vườn, bãi chăn thả khô ráo, thời tiết ấm áp.
  • Chuẩn bị đầy đủ phên, bạt để che chắn, chống gió lùa, tránh rét cho gà. Bổ sung thêm bóng điện (bóng tròn, bóng hồng ngoại) để sưởi ấm cho gia cầm trong những ngày rét đậm, rét hại.
  • Mật độ nuôi hợp lý đối với gà đẻ: 6-8 con/m2; gà thịt: 8-10 con/m2
  • Đảm bảo thức ăn có đầy đủ chất dinh dưỡng, phù hợp với từng lứa tuổi của gà. Cho uống đủ nước sạch, ấm và bổ sung thêm đường Gluco. Bổ sung các loại Vitamin tổng hợp, men tiêu hoá để nâng cao khả năng chống bệnh cho gà.
  • Thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ và bổ sung thêm chất độn chuồng.
  • Định kỳ phun thuốc khử trùng, tiêu độc bằng các loại hoá chất như. Virkon, Han-Iodine, Benkocid, vôi bột …
  • Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho đàn gia cầm đặc biệt là: Cúm gia cầm, Newcastle, Gumboro …

Ngoài các biện pháp đã thực hiện như trên, cần theo dõi thường xuyên tình trạng đàn vật nuôi để phát hiện. Xử lý kịp thời khi đàn vật nuôi có biểu hiện ảnh hưởng do đói, rét, dịch bệnh.

Chú ý:

Bà con cần thường xuyên theo dõi bản tin dự báo thời tiết để có kế hoạch tránh rét cho gà hợp lý. Hạn chế việc chăn thả gà khi nhiệt độ ngoài trời dưới 13oC (đặc biệt là gà nhỏ). Những ngày rét đậm, rét hại dưới 10oC thì không chăn thả mà nhốt gà trong chuồng. Điều này giúp để tiện chăm sóc, quản lý. Tăng cường sưởi ấm gà bằng bóng điện sợi đốt, bóng hồng ngoại hoặc đốt củi, bếp than để sưởi. Chú ý khi đốt lửa sưởi phải có đường ống dẫn khói thải ra ngoài chuồng, tránh hiện tượng ngạt, ngộ độc gà. Vị trí đốt tránh xa chất độn chuồng, bạt che để phòng bén lửa gây cháy.

Đánh giá post

Viết một bình luận