Trong bài viết này, Máy Ấp Trứng Tuyên Quang giới thiệu với bà con chăn nuôi một số loại thức ăn cho gà thả vườn theo chuẩn kỹ thuật chăn nuôi. Bà con có thể tham khảo để bổ sung thức ăn vào khẩu phần ăn cho gà, giúp tăng năng suất chăn nuôi.
I. Thức ăn khoáng
Thức ăn khoáng là chất dinh dưỡng quan trọng giúp cho gà tạo xương, tạo các muối khoáng trong máu, trong trứng và hình thành vỏ trứng. Những chất khoáng quan trọng nhất là canxi, photpho và muối. Canxi có nhiều trong bột vỏ sò, số lượng cho ăn chiếm 2 – 5% khẩu phần ăn. Canxi cũng có nhiều trong vỏ trứng, chúng ta có thể tận dụng vỏ trứng ở các lò ấp để cung cấp khoáng cho gà. Trước khi sử dụng phải hấp chín để sát trùng, phơi khô rồi xay nhỏ sau đó trộn với thức ăn cho gà ăn. Trước khi sử dụng tro bếp nên để ra ngoài trời 20 – 30 ngày. Photpho có nhiều trong bột xương, lượng photpho ăn không quá 2 – 3% khẩu phần. Gà cần muối rất ít nhưng muối sẽ kích thích gà ăn được nhiều và khoẻ mạnh, lượng muối cần khoảng 0,3 – 0,35% khẩu phần. Bột cá thường chứa một lượng muối nhất định. Nếu cho gà ăn bột cá thì không cần bổ sung thêm muối bởi gà sẽ bị ngộ độc muối nếu lượng muối cao.
II. Thức ăn giàu protein
Có 2 loại protein: protein có nguồn gố động vật và protein có nguồn gốc thực vật.
1. Thức ăn Protein thực vật
Protein thực vật có trong các loại họ đậu như đậu tương (protein thô 37%), đậu mèo (22% protein thô), đậu xanh (23,7% protein thô), đậu trắng, đậu đỏ (22,1% protein thô). Khi cho gà ăn các loại đậu phải luộc, rang hay hấp chín để khử độc tố, cho ăn khoảng 7 – 15% trong khẩu phần.
Protein có trong các loại khô dầu như khô dầu lạc nhân (45,4% protein thô), khô dầu lạc cả vỏ (30,6% protein thô), khô dầu đậu tương (44% protein thô), khô dầu vừng (38,5% protein), khổ dầu dừa (16,63% protein), cho ăn khoảng 7 – 10% trong khẩu phần.
Vừng có nhiều protein, mỡ, metionin giúp cho gà nhanh mọc lông. Hạt vừng nhỏ nên hay sử dụng cho gà con từ 5 – 20 ngày tuổi, cho ăn khoảng 5% khẩu phần.
Bã đậu phụ chứa nhiều protein, đối với gà con dùng 5 – 10g/ngày, gà lớn 20 – 30 g/ngày.
2. Thức ăn cho gà protein động vật
Bột cá là một trong các loại thức ăn giàu protein rất tốt cho gà, có chứa đến 38,5 – 39% protein thô. Gà kỵ mặn nên chỉ cho ăn các loại bột cá nhạt, khoảng 5 – 10% khẩu phần. Bột thịt, bột máu cũng giàu protein, khi cho gà ăn nên nấu chín, hấp ở nhiệt độ cao, sau đó nghiền nhỏ sấy khô trộn vào thức ăn cho ăn dần. Cho ăn với tỷ lệ không quá 10 – 15% trong khẩu phần.
Các loại tôm, tép, ốc, cua, hến, sò, cào cào, châu chấu, tằm hỏng, trứng nắc đều là thức ăn giàu protein tốt cho gà. Hàm lượng protein thô của châu chấu 65%, bươm bướm chiếm 48%, ve 72% và ong nghệ 81%. Vùng đồng bằng gây giun, vùng núi và trung du có thể gây mối, gà tự tìm bới lên ăn. Vùng ven biển có các động vật phù du như thuỷ trân, rận nước cho gà.
III. Thức ăn cung cấp bột đường
Đối với gà nuôi thả vườn, thóc là nguồn thức ăn chính, chiếm đến 20 – 30% khẩu phần. Gà mái đẻ cho ăn thóc ngâm mọc mầm rất tốt bởi khi thóc mọc mầm chứa nhiều sinh tố D, E giúp tăng năng suất trứng.
Ngô là thức ăn giàu tinh bột rất tốt cho gà, chiếm đến 30 – 50% khẩu phần. Do ngô đỏ, ngô vàng có nhiều sinh tố A, nhiều carotene nên khi cho gà ăn ngô sẽ cho thịt và lòng đỏ trứng rất vàng. Đối với gà con nên cho ăn ngô bột, gà dò ăn ngô mảnh. Gà đã trưởng thành cho ăn ngô mảnh hoặc có thể cho ăn hạt nguyên, nhưng ăn ngô mảnh vẫn tốt hơn.
Các loại thực vật như khoai lang, khoai tây, sắn chứa nhiều tinh bột, rất phổ biến ở nông thôn mà giá thành rẻ. Khi cho gà ăn các loại thức ăn này nên nấu chín, bóp nhỏ cho gà ăn. Có thể cho gà ăn 10 – 15% trong khẩu phần.
Trong tấm gạo tẻ protein có 8,4%, năng lượng trao đổi ME: 2780 Kcal/kg. Tấm thường được sử dụng cho gà con ăn, chiếm khoảng 10 – 15% trong khẩu phần.
Kê có nhiều sinh tố A, tỷ lệ protein khá cao 13,3%. Đối với gà con từ 5 – 15 ngày tuổi ăn kê rất tốt, mượt lông, dễ tiêu, chiếm 15 – 20% khẩu phần.
IV. Thức ăn cho gà giàu vitamin
Đối với gà các loại vitamin A, B, D, E là rất cần thiết để gà phát triển.
Vitamin A giúp gà chóng lớn. Nếu gà thiếu vitamin A gà hay đau mắt, nổi mụn ở thân, đầu, trứng nở kém. Vitamin A có nhiều trong các loại rau xanh (như bắp cải, rau muống, xu hào, xà lách…), các loại củ quả (như bí đỏ, cà rốt…), các loại bèo (như bèo tây, bèo tấm, bèo hoa dâu, bèo cái, rong biển, rau lấp…). Có thể cho gà ăn trực tiếp lúc còn tươi hoặc ủ xanh, chế biến thành bột…
Vitamin D giúp cho gà dễ dàng hấp thu canxi và photpho trong khẩu phần. Khi gà thiếu vitamin D gà sẽ chậm lớn, xương không cứng, vỏ trứng mỏng. Vitamin D được tổng hợp dưới da nhờ ánh sáng mặt trời bởi vậy khi mặt trời lên cần thả gà ra ngoài.
Vitamin B có nhiều trong bã bia, bã rượu, cám, trong rau lang, rau muống, sâu bọ.
Vitamin E cần cho gà mái, có nhiều trong các hạt mầm như thóc, ngô, đậu mọc mầm.
Chúng tôi rất quan tâm đến trải nghiệm của bà con – và rất muốn nghe thêm về suy nghĩ và kinh nghiệm của bà con. Bà con hãy đăng chúng trong phần bình luận dưới đây hoặc tham gia thảo luận tại Fanpage của Máy Ấp Trứng Tuyên Quang.
Bài viết cùng chuyên mục:
- Cách Nuôi Gà Con 1 Tháng Tuổi: Bí Quyết Chăm Sóc Hiệu Quả
- Bí Quyết Nuôi Gà Con Khỏe Mạnh Theo Dân Gian
- Hướng Dẫn Cách Chữa Gà Bị Khò Khè Bằng Tỏi
- Cách Chăm Sóc Gà Vào Mùa Đông Hiệu Quả
- Chăm Sóc Gà Đá Trong Mùa Lạnh: Cách Giữ Ấm, Chống Bệnh Cho Gà
- Chế Độ Nuôi Gà Đá Hay, Đá Khoẻ Cân Mọi Trận Đấu
- Cách Chọn Giống Gà H’Mông: Hướng Dẫn Chi Tiết Cho Người Nuôi
- Kỹ Thuật Nuôi Gà H’Mông Đơn Giản Nhưng Mang Lại Kết Quả Bất Ngờ
- Kỹ Thuật Nuôi Gà Hậu Bị: Hướng Dẫn Chi Tiết Cho Người Chăn Nuôi
- Kỹ Thuật Nuôi Gà Giò Thành Công: Tiết Kiệm Chi Phí, Tăng Sản Lượng