Tiếp theo phần I – Tập Tính Của Chim Trĩ Bà Con Cần Lưu Ý Để Chăn Nuôi Đạt Kết Quả Tốt, Máy Ấp Trứng Tuyên Quang tiếp tục trình bày phần tiếp theo, cung cấp kiến thức về tập tính của trĩ giúp bà con chăn nuôi đạt năng suất cao hơn.

7. Nên đặt ổ chim trĩ nên đặt sát nền chuồng
Trong cuộc sống hoang dã, chim trĩ mái thường làm ổ ngay trên mặt đất. Đây là một tập tính của trĩ. Chim trĩ thường chọn chỗ đất trũng sâu xuống độ một gang tay giống như lòng chảo, xung quanh và bên trên được bao phủ và che chắn kín đáo bởi tán cây rậm rạp. Chim trĩ lót ổ bằng nhiều lá khô, trên cùng là một nhúm lông trĩ do chim mái đến ngày đẻ tự bứt ra để lót ổ, giúp những quả trứng được nằm êm hơn. Đối với nuôi nhốt trong chuồng, bà con nên dùng rổ hay thúng nhỏ, hoặc thùng bìa cạc tông, có thể lót rơm hoặc cỏ khô bên trong. Đặt ổ ở vị trí thuận tiện để chim dễ dàng vào nằm đẻ.
8. Nuôi nhốt, trĩ mái không ấp trứng
Trong cuộc sống tự nhiên, chim trĩ mái thường rất chăm nằm ấp ổ trứng của nó. Không những thế, sau khi trứng nở thành chim con, chim trĩ mái vẫn nằm trong ổ để úm đàn trĩ con cho đến khi đàn trĩ con đi đứng cứng cáp mới rời khỏi ổ. Tuy nhiên, đối với nuôi nhốt trong chuồng, đa số chim trĩ mái không chịu vào ổ đẻ mà đẻ bất cứ đâu trong chuồng. Tất nhiên là trĩ mái cũng không chịu nằm ấp dù có gom hết trứng của nó để vào ổ.
Trong đời sống tự nhiên, tháng tư đến thàng mười là mùa sinh sản của chim trĩ. Mỗi mùa sinh sản, chim trĩ mái chỉ đẻ tối đa 10 – 15 trứng. Đối với chim trĩ nuôi chuồng, nếu cho ăn thức ăn hỗn hợp của gà đẻ công nghiệp, mỗi mùa sinh sản trĩ mái có thể đẻ liên tục, có khi đạt đến số lượng vài chục đến gần 100 trứng. Trong tự nhiên, trĩ mái đẻ xong còn phải ấp trứng và nuôi con con, chim trĩ nuôi chuồng chỉ đẻ chứ không ấp trứng và nuôi chim con.
9. Chim Trĩ con không dễ nuôi
Chim trĩ con mới nở rất nhỏ yếu, thân hình chỉ bằng con gà tre sơ sinh. Thân mình trĩ con được bao phủ một lớp lông tơ màu xám tro giống như màu lông chim cút con. Chim trĩ con dễ bị chết nếu không được chim mẹ úm kỹ đến năm sáu tuần tuổi. Đối với trĩ con ấp nở bằng máy ấp trứng, bà con cần úm kỹ trong lồng úm với nhiệt độ thích hợp.

10. Chim Trĩ trống tự tìm lãnh địa riêng
Một vài tháng trước mùa sinh sản, trĩ trống tự tìm cho mình một lãnh địa riêng để bắt đầu cặp với một vài mái để đẻ và nuôi con. Đây là một tập tính của trĩ ít gặp trong các loài có lông vũ. Khi đã xác định được vùng đất của riêng mình, chim trĩ trống mới ve vãn những chim trĩ mái đang đến thời kỳ động dục xung quanh bằng tiếng gáy của mình. Vào các mùa sinh sản, trĩ trống gáy rất chăm chỉ. Tiếng gáy của trĩ trống hai ý nghĩa: một là quyến rũ con mái, hai là de doạ những con trĩ trống khác muốn chiếm đoạt lãnh thổ của nó. Đôi khi ta còn thấy trĩ trống bay vòng vòng xung quanh lãnh địa của mình để xua đuổi những con trĩ trống lạ cố tình xâm phạm vào lãnh địa của nó.
11. Chim trĩ thích tắm cát
Chim trĩ rất thích tắm cát giống nhiều loài chim có lông vũ khác. Trong những ngày thời tiết oi bức, nắng nóng, chim trĩ tự tìm đến những nơi có cát, nếu không có cát thì tìm nơi có nhiều đất bụi để vùi mình vào rồi xoay qua xoay lại nhiều lần. Sau đó trĩ xù lông để rũ bỏ hết bụi đất hoặc cát bám vào lông. Sau khi tắm chim sẽ thoải mái và năng động hơn do khi tắm cát, chim đã rũ sạch được các ký sinh trùng, chấy rận bám vào để hút máu.

12. Chim trĩ ăn nhiều loại thức ăn khác nhau
Trong tự nhiên, trĩ là loài ăn tạp, thức ăn thay đổi tuỳ theo mùa. Vào mùa xuân, chim trĩ ăn chủ yếu các loại rau mầm, chồi non để sống. Sang mùa hạ, mùa thu thì thức ăn chính là các loại trái cây, hạt, động vật nhỏ, côn trùng. Đối với trĩ nuôi nhốt, bà con có thể cho ăn lúa, cám gà công nghiệp, rau cỏ, côn trùng,…
Chúng tôi rất quan tâm đến trải nghiệm của bà con – và rất muốn nghe thêm về suy nghĩ và kinh nghiệm của bà con. Bà con hãy đăng chúng trong phần bình luận dưới đây hoặc tham gia thảo luận tại Fanpage của Máy Ấp Trứng Tuyên Quang.
Bài viết cùng chuyên mục:
- Cách Nuôi Đa Đa Nhanh Gáy – Kinh nghiệm Nuôi Chim Đa Đa Hiệu Quả
- Thịt Chim Trĩ Có Tác Dụng Gì? Tìm Hiểu Về Lợi Ích Và Cách Chế Biến
- Các Thời Kỳ Sinh Trưởng Của Trĩ Và Các Lưu Ý Khi Nuôi
- Kỹ Thuật Làm Chuồng Chim Trĩ Đúng Cách Theo Độ Tuổi Của Chim
- Cách Vệ Sinh Chuồng Trại Cho Chim Trĩ Đúng Quy Trình Và Hiệu Quả
- Nuôi Chim Trĩ Cần Các Dụng Cụ Gì Và Cần Lưu Ý Gì Khi Chọn Dụng Cụ
- Xác Định Giới Tính Chim Trĩ, Trĩ Trống Trĩ Mái Dễ Dàng Và Hiệu Quả Nhất
- Các Thời Kỳ Sinh Trưởng Của Chim Trĩ Và Những Điều Cần Lưu Ý
- Bệnh Tụ Huyết Trùng Ở Chim Trĩ – Nguyên Nhân Và Cách Phòng Trị Bệnh
- Bệnh Newcastle Ở Chim Trĩ – Nguyên Nhân Và Cách Phòng Trị Bệnh