Đối với chim trĩ, giống chim cảnh quý hiếm và đẹp, bà con lại càng phải cố gắng tìm hiểu cặn kẽ những tập tính sống của chim trĩ như: môi trường sống thích hợp cho chim trĩ ra sao? Thức ăn phù hợp cho chim trĩ là những loại nào? Trĩ con phải được nuôi như thế nào mới cho kết quả tốt? v.v…
Thực ra, nghề nuôi chim trĩ không hề khó và có thể mang lại lợi ích to lớn. Chúng ta có thể thuần hoá chim trĩ một cách dễ dàng khi bà con biết rõ tập tính của chúng. Dưới đây trình bày các tập tính nổi bật của chim trĩ trong quá trình sinh trưởng.
1. Chim trĩ có thể sống trong môi trường chật hẹp
Chim Trĩ là loài chim hoang dã, sống nơi núi cao rậm rạp. Tuy chim trĩ có tầm bay thấp, nhưng lại thích nghi với không gian cao rộng. Khi chúng ta bắt chim trĩ để nuôi nhốt trong không gian chuồng trại chật hẹp, chim trĩ dễ dàng chịu an phận trong không gian nhỏ này. Khi mới bắt chim trĩ về nhốt, nếu không làm cho chim sợ thì chim trĩ thường sẽ không tìm cách chui rúc để cố thoát thân.
2. Nuôi chim trĩ phải nuôi nhốt
Tuy chim trĩ dễ thích nghi với môi trường sống lồng, chuồng, nhưng chúng ta nhất thiết phải nuôi nhốt chúng dù nuôi lâu đến mấy, vì nếu thả ra chúng sẽ bay mất ngay.
Do đó, lồng hay chuồng nuôi chim trĩ phải đủ không gian để chim có thể tự do bay nhảu, sinh hoạt, xoay trở khỏi vướng víu.
3. Chim trĩ thích ngủ trên cao
Tập tính bản năng của giống chim trĩ là khi tìm mồi thì xuống đất, nhưng khi ngủ nghỉ thì lại đậu trên cây cao. Chim trĩ trống và mái đều vậy. Do đó, ta phải thiết kế chuồng nuôi chim trĩ cao từ 1,5-2m để có chỗ bắc giàn cho chim đậu. Giàn cho trĩ đậu chỉ cần đơn giản là lấy một khúc tre, nứa bắc dọc hay ngang cách nóc chuồng khoảng 50cm, cách vách chuồng khoảng 80cm để khi trĩ bay lên xuống tìm chỗ ngủ có thể xoay trở dễ dàng và tránh bị gãy lông đuôi. Khi nuôi đàn nhiều cá thể, ta phải đảm bảo đủ chỗ ngủ cho tất cả chim, nếu thiếu chỗ đậu ngủ, chim trĩ sẽ liên tục bay lên xuống hoặc chen chúc nhau gây căng thẳng cho các con khác.
4. Chim Trĩ nhỏ ưa thích sống thành đàn
Trong cuộc sống hoang dã, nhiều trĩ trống mái sống chung với nhau cùng những bầy nhỏ độ năm, mười con chim trĩ con. Khi nuôi nhốt chim trĩ, với chim trĩ con, trĩ lứa, bà con có thể nuôi thành đàn trong chuồng lớn. Nhờ có đàn, chúng sẽ tranh nhau thức ăn nên nhanh lớn hơn.
5. Nên nuôi riêng chim trĩ trống trong lứa tuổi sinh sản
Trĩ là giống chim hiền lành không háu đá như gà. Thế nhưng vào mùa sinh sản, các chim trĩ trống nhốt chung chuồng trờ nên hung hăng, ghen tức nên thường cắn mổ, đá nhau. Vì thế, từ tháng tư đến tháng 10 hàng năm (mùa sinh sản của chim trĩ), ta nên tách riêng trĩ trống ra nuôi trong các ngăn chuồng khác nhau nếu không đủ mái để ghép.
>> Đọc Thêm: Các Giống Chim Trĩ Phổ Biến Hiện Nay Và Giá Chim Trĩ Đỏ Và Trĩ Xanh
6. Chim trĩ là giống đa thê
Giống nhiều loài chim khác, chim trĩ cũng là giống chim có tập tính sống đa thê. Trong cuộc sống hoang dã, chúng ta thường gặp một trĩ trống cặp với một vài trĩ mái đi kiếm ăn chung trong thời kỳ sinh sản. Đối với nuôi nhốt trong chuồng, ta có thể ghép cặp một trĩ trống với vài trĩ mái cho sinh sản vẫn được. Đặc biệt, nếu đủ số lượng trĩ trống ta nên ghép một trống một mái chung một chuồng để nâng cao chất lượng trứng.
Chúng tôi rất quan tâm đến trải nghiệm của bà con – và rất muốn nghe thêm về suy nghĩ và kinh nghiệm của bà con. Bà con hãy đăng chúng trong phần bình luận dưới đây hoặc tham gia thảo luận tại Fanpage của Máy Ấp Trứng Tuyên Quang.
(Hết Phần I)
Bài viết cùng chuyên mục:
- Tìm Hiểu Về Nguồn Gốc, Đặc Điểm Và Cách Nuôi Chim Trĩ 7 Màu
- Trứng Chim Trĩ Là Gì? Công Dụng Của Trứng Chim Trĩ Là Gì?
- Cách Làm Chuồng Nuôi Chim Trĩ Đúng Kỹ Thuật Giúp Trĩ Lớn Nhanh
- Chim Trĩ Đỏ – Loài Chim Đẹp Và Giá Trị Ở Việt Nam
- Đặc điểm Của Chim Trĩ Xanh 7 Màu Và Cách Nuôi Chim Trĩ Hiệu Quả
- Kỹ Thuật Nuôi Chim Trĩ Đỏ Từ Chuyên Gia Cho Hiệu Quả Cao
- Phương Pháp Phòng Và Điều Trị Bệnh Cho Chim Trĩ Hiệu Quả
- Phương Pháp Phòng Bệnh Cho Chim Trĩ Xanh Hiệu Quả
- Các Giống Chim Trĩ Xanh Phổ Biến, Nên Chọn Giống Nuôi Nào Phù Hợp?
- Cách Chọn Mua Chim Đa Đa Giống Khoẻ Mạnh, Đạt Tiêu Chuẩn