Khi chăn nuôi gà, bà con cần theo dõi lịch tiêm phòng và thực hiện đúng quy trình phòng bệnh cho gà để có một đàn gà khỏe mạnh và hạn chế bệnh tật. Phòng bệnh bằng cách tiêm vắc xin cho gà hoặc cho gà uống các thuốc phòng bệnh là cách tốt nhất để gà phát triển khỏe mạnh. Đồng thời không mắc các dịch bệnh nguy hiểm. Bà con chăn nuôi cần theo dõi và tiêm phòng cho gà đúng thời điểm.
Dưới đây Máy Ấp Trứng Tuyên Quang giới thiệu lịch tiêm phòng cho gà, bà con có thể tham khảo để bổ sung kiến thức trong lĩnh vực chăn nuôi của mình để có cách nuôi gà con tại nhà phù hợp. Lịch tiêm phòng có thể thay đổi tùy từng vùng địa lý, từng trang trại hoặc từng giống gà khác nhau. Bà con có thể tham khảo hướng dẫn của bác sĩ thú ý địa phương để biết chi tiết hơn. Hoặc có thể tham khảo lịch tiêm phòng của gà theo tiêu chuẩn dưới đây:
– Khi gà 1 ngày tuổi: Vắc xin Marek
– Khi gà 7 ngày tuổi: Newlasota – IB
– Khi gà 10 ngày tuổi: Gumboro.
– Khi gà 21 ngày tuổi: ND – IB
– Khi gà 25 ngày tuổi: Gumboro.
Dưới đây là chi tiết lịch tiêm phòng dành cho đàn gà theo từng giai đoạn sẽ giúp bà con hiểu rõ các bệnh ở gà mà ta đang muốn phòng chống. Đồng thời biết được liều lượng tiêm hay cho uống như thế nào:
+ Gà 1 ngày tuổi: phòng bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB). Liều lượng pha 10ml nước cất cùng với 1 lọ vắc xin IB chủng H120 100 liều. Cách dùng nhỏ vào mũi hoặc miệng mỗi con gà 2 giọt.
+ Gà 3 ngày tuổi: Phòng bệnh niu-cát-xơn (Bệnh gà rù). Liều lượng pha 10 ml nước sinh lý mặn đã làm mát vào lọ vắc xin Niu – cát- xơn chủng F 100 liều. Thực hiện nhỏ miệng 2 giọt/con hoặc nhỏ mắt mỗi bên 1 giọt cho mỗi con.
+ Gà 7 ngày tuổi: dùng vắc xin đậu gà để phòng bệnh đậu gà. Liều lượng pha 1 ml nước sinh lý mặn đã làm mát vào lọ 100 ml. Sử dụng kim chủng hoặc kim may máy nhúng vào lọ vắc xin đã pha, chích vào vùng da mỏng, mặt trong cánh gà.
+ Gà 10 ngày tuổi: phòng bệnh truyền nhiễm Gumboro. Dùng vắc xin Gumboro liều lượng pha 10 ml nước sinh lý mặn đã làm mát vào lọ 100 liều. Thực hiện nhỏ miệng mỗi con 2 giọt hoặc nhỏ mắt mỗi bên 1 giọt một con.
+ Gà 15 ngày tuổi: phòng cúm gia cầm. Tiêm dưới da cổ vắc xin H5N1 liểu 0,3ml/con. Bệnh này rất nguy hiểm, có thể lây lan sang người nên bà con cần chú ý tiêm đúng.
+ Gà 21 ngày tuổi: phòng lại bệnh niu-cát-xơn: dùng vắc xin Niu – cát- xơn chủng Lasota. Liều lượng pha 10 ml nước sinh lý mặn đã làm mát vào lọ 100 liều. Sử dụng để nhỏ mắt 2 giọt hoặc pha 500 ml nước sinh lý mặn vào lọ 100 liều cho uống 5 ml/con.
+ Gà 24 ngày tuổi: Phòng lại bệnh Gumboro bằng vắc xin gumboro. Liều lượng pha: 500 ml nước sinh lý mặn đã làm mát vào lọ 100 liều. Thực hiện cho uống 5ml/con.
+ Gà 40 ngày tuổi: Phòng bệnh tụ huyết trùng: dùng vắc xin tụ huyết trùng tiêm dưới da cổ hoặc da ức với liều lượng 0,5ml mỗi con.
+ Gà 2 tháng tuổi: phòng niu-cát-xơn bằng vắc xin niu-cát-xơn chủng M. Liều lượng pha 50 ml nước sinh lý mặn đã làm mát vào lọ 100 liều. Thực hiện tiêm dưới da cổ hoặc cơ ngực, liều 0,5ml/con.
Với lịch tiêm phòng trên bà con có thể yên tâm về sức khoẻ của đàn gà. Trong mọi loại hình chăn nuôi gà như chăn nuôi gà ta đẻ trứng, nuôi gà công nghiệm lấy thịt hoặc lấy trứng, nuôi gà chọi hoặc gà rừng, bà con đều phải theo dõi và tiêm phòng cho vật nuôi đúng quy định và thời điểm.
Chúng tôi rất quan tâm đến trải nghiệm của bà con – và rất muốn nghe thêm về suy nghĩ và kinh nghiệm của bà con. Bà con hãy đăng chúng trong phần bình luận dưới đây hoặc tham gia thảo luận tại Fanpage của Máy Ấp Trứng Tuyên Quang.
Các bài viết cùng chuyên mục:
- Chăm Sóc Gà Đá Trong Mùa Lạnh: Cách Giữ Ấm, Chống Bệnh Cho Gà
- Chế Độ Nuôi Gà Đá Hay, Đá Khoẻ Cân Mọi Trận Đấu
- Cách Chọn Giống Gà H’Mông: Hướng Dẫn Chi Tiết Cho Người Nuôi
- Kỹ Thuật Nuôi Gà H’Mông Đơn Giản Nhưng Mang Lại Kết Quả Bất Ngờ
- Kỹ Thuật Nuôi Gà Hậu Bị: Hướng Dẫn Chi Tiết Cho Người Chăn Nuôi
- Kỹ Thuật Nuôi Gà Giò Thành Công: Tiết Kiệm Chi Phí, Tăng Sản Lượng
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tỷ Lệ Nở Trứng Ấp Với Máy Ấp Trứng
- Ấp Trứng Gà Bằng Máy | Cách Ấp Trứng Gà Bằng Máy Đạt Hiệu Quả Cao
- Cách Nuôi Gà Thả Vườn Để Gà Khỏe Mạnh, Trứng Sạch, Thịt Ngon
- Cách Chọn Gà Giống Tốt Nhất Cho Người Mới Bắt Đầu Chăn Nuôi