1. Đặc điểm sinh học
1.1 Gà ta
[row] [col span=”6″ span__sm=”12″]– Nguồn gốc: Có ở Việt Nam từ lâu đời.
– Hình thái: Phần lớn có lông màu vàng rơm, vàng sẫm có đốm đen ở cổ, cánh và đuôi. Chân màu vàng, da vàng, thịt trắng. Mào phần lớn là màu đơn và ít mào nụ.
– Khối lượng sơ sinh nặng 18-20 gam. Lúc trưởng thành con trống nặng 700 – 750 gam, con mái nặng 550-600 gam. 16 tuần con trống nặng 2 kg, con mái nặng 1,4 kg/con.
[/col] [col span=”6″ span__sm=”12″ align=”center”] [ux_image id=”475″] Gà ta trưởng thành [/col] [/row]– Bắt đầu đẻ lúc 120-140 ngày tuổi. Nếu để gà đẻ rồi tự ấp, một năm đẻ 90-120 quả trứng.
1.2. Gà H’mông
[row] [col span=”6″ span__sm=”12″ padding=”0px 0px 0px 0px”]– Nguồn gốc: vùng núi cao có người Hmông và các dân tộc thiểu số sinh sống
– Phân bố: các tỉnh miền núi Sơn La, Yên Bái, Lào Cai, Nghệ An, Hà Nội…
– Hình thái: nhiều loại hình và màu lông. Tuy nhiên màu phổ biến là 3 loại: Hoa mơ, đen và trắng. Đặc điểm nổi bật nhất là xương đen – thịt đen – phủ tạng đen và da ngăm đen. Gà Hmông có thể trọng trung bình, tốc độ lớn nhanh hơn gà ri, đặc biệt trong điều kiện được chăm sóc tốt.
[/col] [col span=”6″ span__sm=”12″ align=”center”] [ux_image id=”473″] Hình thái gà H’mông trưởng thành [/col] [/row]– Khối lượng gà con mới nở: 28-30 gam.
– Trưởng thành con trống nặng 2,2-2,5 kg, con mái nặng 1,6-2,0 kg/con.
– Khả năng sản xuất thịt ở con gà 10 tuần tuổi là: thịt xẻ khoảng 75-78%, thịt đùi 34-35%, xấp xỉ các giống gà nội địa khác. Chất lượng thịt: ngon, thơm, rất ít mỡ, da dày giòn, thịt không nhũn như gà công nghiệp, săn nhưng không dai như thịt vịt hoặc ngan. Đặc biệt lượng axit glutamic cao tới 3,87%, vượt trội hơn gà ri và gà ác nên thịt gà có vị ngọt đậm, nhưng lượng sắt lại thấp.
– Bắt đầu đẻ lúc 110 ngày tuổi, nếu để gà đẻ rồi tự ấp, có thể đẻ 4-5 lứa/năm, một lứa 10- 15 quả trứng, khối lượng trứng: 50 gam/quả, màu nâu nhạt.
– Gà Hmông thuộc nhóm gà thịt đen, xương đen, hàm lượng axit amin cao, được sử dụng như là thuốc bồi bổ cơ thể, chữa bệnh suy nhược, lượng colesteron thấp trong khi axit linoleic cao có giá trị dược liệu đặc biệt trong chữa trị bệnh tim mạch. Mật gà được dùng dể chữa bệnh ho cho trẻ em. Xương gà nấu thành cao để chữa bệnh run tay, run chân…
1.3. Gà Sao
[row] [col span=”6″ span__sm=”12″]– Gà Sao còn gọi là gà Trĩ có tên khoa học là Bambusicola. Thuộc loại gà rừng hiện có 3 dòng với ngoại hình đồng nhất thường sinh sống ở những khu rừng mưa nhiệt đới gió mùa nóng ẩm hiện có ở các nước đông nam châu Á và nam châu Phi. Riêng ở Việt Nam chúng sống rải rác ở nhiều nơi và tập trung ở nhiều khu rừng Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ.
[/col] [col span=”6″ span__sm=”12″] [ux_image id=”474″] [/col] [/row]– Gà sao trên đầu có một sừng, hai tích to và bộ lông có màu xám đen cánh sẽ trên phiến lông có nhiều chấm trắng tròn nhỏ với những đường kẻ sọc chạy từ đầu đến đuôi có hình dáng rất đẹp, gà Sao rất thích bay và thường xuyên kêu rất to, trong chăn nuôi tập trung gà Sao rất nhút nhát dễ sợ hãi, cảnh giác và bay giỏi như chim.
– Gà Sao trong hoang dã tìm kiếm thức ăn trên mặt đất, chủ yếu là côn trùng và những mẩu thực vật. Thông thường chúng di chuyển theo đàn khoảng 20 con.
– Trọng lượng trưởng thành: con trống nặng từ 1,2-1,4kg/con, con mái nặng từ 1-1,2kg/con. Thời gian nuôi đạt trọng lượng thịt là 5-6 tháng. Sản lượng trứng bình quân 70-90 quả/năm.