Nếu không được chăm sóc tốt thì khả năng chim Trĩ bị nhiễm, mắc các bệnh là rất cao. Vì vậy, phòng trị bệnh cho chim trĩ là công tác rất quan trọng trong kỹ thuật nuôi chim trĩ. Với phương châm phòng bệnh hơn trị bệnh, cần đảm bảo những quy định về vệ sinh phòng bệnh nghiêm ngặt, tuân thủ quy trình vệ sinh phòng bệnh vào tình hình dịch tễ của từng địa phương. Phải thường xuyên theo dõi, quan sát biểu hiện của đàn chim như: Trạng thái ăn, ngủ, thể trạng, chất bài tiết, âm thanh tiếng thở v.v. nếu phát hiện bất kỳ một dấu hiệu bất thường nào kịp thời xử lý. Cần phải kiểm tra trạng thái của đàn chim dựa trên các biểu hiện hàng ngày như sau:
- Phát ra âm thanh bất thường hay thiếu vắng âm thanh hàng ngày
- Trạng thái của đàn chim (mệt mỏi, uể oải hay hung hăng)
Trong chuồng nuôi chim trĩ không nuôi nhốt chung cùng với các loài gia cầm hay các động vật khác. Không cho các loài động vật gặm nhấm, chim hoang và côn trùng có hại khác gây hại đến đàn chim. Cần có biện pháp để diệt trừ chúng.
>> Xem thêm: Thời Kỳ Đẻ Trứng Của Chim Trĩ Và Kỹ Thuật Ấp Nở Trứng Chim Trĩ
Kiểm soát chặt trẽ việc ra vào khu chuồng trại nuôi chim. Trước khi ra vào phải qua phòng thay đồ và khử trùng quần áo, giầy dép và các dụng cụ mới được vào khu vực chuồng trại. Hạn chế tối đa người và các phương tiện ra vào khu vực nuôi chim trĩ để tránh mầm bệnh từ bên ngoài môi trường đến gây bệnh cho chim.
Quy trình phòng bệnh cho chim trĩ đỏ khoang cổ và chim trĩ xanh
Các bệnh thường gặp khi nuôi chim trĩ
Bệnh tiêu chảy, Ecoli: chủ yếu sảy ra sau quá trình vận chuyển hoặc môi trường nuôi không đảm bảo: Dùng Vaccin đặc trị Ecoli cho gia cầm tiêm hoặc cho uống (liều lượng bằng 2,5 lần hướng dẫn trên bao bì).
- Bệnh về đường hô hấp: Biểu hiện: (hen phổi, nấm phổi) Chim có hiện tượng thở khò khè, chảy nước mũi, thở ngáp rồi chết. Nguyên nhân do thay đổi thời tiết, hoặc mật đồ nuôi dày. Cách trị: Dùng thuốc đặc trị hen của gà nhỏ trực tiếp với liều dùng bằng 2 lần hướng dẫn sử dụng trên bao bì. Điều chỉnh lại mật độ nuôi, vệ sinh chuồng nuôi bằng thuốc khử trùng.
- Bệnh đau mắt (sưng mặt): Biểu hiện: Mắt chim có màng đục nhắm lại, 1 trong hai bên má sưng. Chim bị mù dẫn đến không thể tự ăn, uống được mà chết. Cách trị: Dùng thuốc nhỏ mắt của người nhỏ từ 3 – 5 giọt. Kết hợp với tiêm nếu phát hiện trong mắt có giun, sán.
Các bệnh khác: Trong quá trình nuôi chim trĩ thường mắc 1 số bệnh khác ít thấy biểu hiện trên gia cầm thông dụng. Để đảm bảo tỉ lệ nuôi thành công thì khâu vệ sinh chuồng trại là 1 yếu tố rất quan trọng. Đồng thời những cá nhân mới gây nuôi nên đến trực tiếp các trang trại, cá nhân có nhiều năm kinh nghiệm nuôi trĩ để tham khảo học tập kinh nghiệm.
Chúng tôi rất quan tâm đến trải nghiệm của bà con – và rất muốn nghe thêm về suy nghĩ và kinh nghiệm của bà con. Bà con hãy đăng chúng trong phần bình luận dưới đây hoặc tham gia thảo luận tại Fanpage của Máy Ấp Trứng Tuyên Quang.
Bài viết cùng chuyên mục:
- Các Giống Chim Trĩ Xanh Phổ Biến, Nên Chọn Giống Nuôi Nào Phù Hợp?
- Tìm Hiểu Về Nguồn Gốc, Đặc Điểm Và Cách Nuôi Chim Trĩ 7 Màu
- Trứng Chim Trĩ Là Gì? Công Dụng Của Trứng Chim Trĩ Là Gì?
- Cách Làm Chuồng Nuôi Chim Trĩ Đúng Kỹ Thuật Giúp Trĩ Lớn Nhanh
- Chim Trĩ Đỏ – Loài Chim Đẹp Và Giá Trị Ở Việt Nam
- Đặc điểm Của Chim Trĩ Xanh 7 Màu Và Cách Nuôi Chim Trĩ Hiệu Quả
- Kỹ Thuật Nuôi Chim Trĩ Đỏ Từ Chuyên Gia Cho Hiệu Quả Cao
- Phương Pháp Phòng Và Điều Trị Bệnh Cho Chim Trĩ Hiệu Quả
- Phương Pháp Phòng Bệnh Cho Chim Trĩ Xanh Hiệu Quả
- Cách Chọn Mua Chim Đa Đa Giống Khoẻ Mạnh, Đạt Tiêu Chuẩn