Trang chủ » Kỹ thuật chăn nuôi » Nuôi Chim Cu Gáy Pháp Và Câu Chuyện Khởi Nghiệp Làm Giàu

Nuôi Chim Cu Gáy Pháp Và Câu Chuyện Khởi Nghiệp Làm Giàu

Nuôi chim cu gáy Pháp cần rất ít diện tích chuồng trại, ít bị bệnh, dễ dàng chăm sóc, phù hợp với tập quán và điều kiện khí hậu tỉnh Lạng Sơn. Đây là một mô hình khởi nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao của một chàng trai ở huyện Hữu Lũng.

Nuôi Chim Cu Gáy Pháp Và Câu Chuyện Khởi Nghiệp Làm Giàu

Chim cu gáy là loài chim có tiếng hót rất hay, màu sắc lông đẹp nên được rất nhiều người nuôi để làm cảnh. Ngoài ra thịt chim chim cu gáy rất giàu chất dinh dưỡng, có công dụng rất tốt cho sức khỏe con người. Thịt chim cu gáy còn là món ăn đặc sản trong các nhà hàng và được nhiều người ưa chuộng, anh Phạm Văn Tuấn, xã Yên Bình, huyện Hữu Lũng đã nhận thấy giá trị của thịt chim cu gáy Pháp và đã có ý tưởng khởi nghiệp từ mô hình chăn nuôi loại chim này. Nghĩ là làm, vào năm 2019, gia đình anh đã đi học quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc chim cu gáy từ các tỉnh: Bắc Ninh, Bắc Giang và bắt đầu xây dựng mô hình chăn nuôi chim cu gáy Pháp sinh sản, chim cảnh, thương phẩm.

Anh Phạm Văn Tuấn cho hay: Ban đầu gia đình tôi chăn nuôi 100 đôi chim cu gáy. Bởi vì loài chim này thích hợp khí hậu ấm, ổn định, mà lúc vào mùa đông, nhiệt độ trên địa bàn tỉnh thấp, có những ngày thời tiết rét đậm, rét hại nên chim cu gáy Pháp rất khó thích nghi, sinh trưởng và phát triển không tốt. Bên cạnh đó, do tôi mới chăn nuôi nên kinh nghiệm chưa có nhiều, chưa phát hiện được biểu hiện khi chim mới mắc bệnh nên làm cho tỷ lệ chim mắc bệnh và chết lên tới 30% tổng đàn. Sau khi chăn nuôi một thời gian vừa học vừa làm và rút kinh nghiệm từ những lần trước nên gia đình tôi đã dần dần khắc phục được khó khăn.

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc Chim Cu gáy chuẩn nhất

Thức ăn chủ yếu của chim cu gáy là các hạt ngũ cốc dễ kiếm như: thóc, ngô, đỗ xanh, kê, hạt cải… Để chim cu gáy Pháp sinh sản và phát triển của ổn định, ngoài việc thu mua các loại thức ăn sẵn từ người dân trong vùng, anh Tuấn còn nhập thêm thức ăn công nghiệp từ những công ty có uy tín. Đồng thời, cho chim cu gáy ăn bổ sung các loại thảo dược từ các cửa hàng thuốc thú y giúp tăng cường sức đề kháng cho chim và giúp chim tiêu hóa và hấp thụ thức ăn được tốt hơn. Chuồng nuôi chim đảm bảo thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông và được bố trí với nền lát xi-măng, mái che bằng pro xi-măng, tường xây xung quanh bằng gạch với chiều cao 1 m và xung quanh được che chắn bằng lưới. Trong lúc nuôi chim cu gáy Pháp thương phẩm, thấy những con nào có hình thái đẹp, hót hay, anh Tuấn sẽ tách ra để chăm sóc riêng, huấn luyện chúng thành chim cảnh để giá trị thu nhập được tăng lên.

>> Xem thêm: Tiêm Vắc Xin Cho Gà Thịt Và Những Điều Cần Lưu Ý Phần 1

Hiện nay mô hình chăn nuôi chim cu gáy Pháp của gia đình anh Tuấn đang phát triển với số lượng 1.000 đôi chim sinh sản. Trung bình mỗi tháng gia đình anh bán ra thị trường khoảng 1.500 con chim thương phẩm với thu về khoảng 70 triệu đồng/tháng. Trừ đi các khoản chi phí đầu tư, mỗi tháng thu nhập của gia đình có hơn 10 triệu đồng. Thị trường anh cung cấp chim cu gáy Pháp thương phẩm của gia đình anh là các nhà hàng tại các tỉnh Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, thành phố Lạng Sơn… Gần đây, có rất nhiều tiểu thương trực tiếp đến trang trại anh thu mua chim cu gáy, vì vậy mà anh không còn phải tìm kiếm thị trường tiêu thụ nữa, với mỗi đôi chim cu gáy anh bán với giá từ 90.000 đồng đến 110.000 đồng/đôi. Ngoài ra, những con chim có hình thái đẹp, tiếng hót đã được anh chọn lựa ra trước đó cũng được người nuôi chim cảnh ưa chuộng cũng giúp tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình anh từ 40 đến 50 triệu đồng/năm (1 đến 2 triệu đồng/con).

Chúng tôi rất quan tâm đến trải nghiệm của bà con – và rất muốn nghe thêm về suy nghĩ và kinh nghiệm của bà con. Bà con hãy đăng chúng trong phần bình luận dưới đây hoặc tham gia thảo luận tại Fanpage của Máy Ấp Trứng Tuyên Quang.

Bài viết cùng chuyên mục:

Đánh giá post

Viết một bình luận