Chim bồ câu là vật nuôi phổ biến trong quy mô gia đình và trang trại nhỏ tại Việt Nam. Thịt chim bồ câu có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, có nguồn dinh dưỡng dồi dào. Do đó rất bổ dưỡng cho người già, trẻ em thiếu dinh dưỡng và người mới ốm dậy. Phân chim bồ câu rất giàu kali và khoáng chất, có thể ủ để bón hoa, kiểng. Ngoài ra, phân chim rất tốt để bón cho cây ăn quả. Đặc biệt các loài cây ăn quả có múi như cam, bưởi… Một số loài chim bồ câu có ngoại hình độc đáo, đẹp đẽ, thích hợp nuôi làm cảnh. Trong bài viết này Máy Ấp Trứng Tuyên Quang sẽ chia sẻ đến bjan về các “Kỹ thuật nuôi chim bồ câu đạt hiệu quả cao”
Nuôi chim bồ câu – kỹ thuật chọn con giống
Giống chim bồ câu rất đa dạng, có thể chọn các giống có xuất xứ từ Hà Lan, Anh, Pháp, Nhật.
Thông thường, người ta lựa chọn các cá thể chim khoẻ mạnh, không có dị tật, bộ lông mượt mà và hoạt động lanh lợi.
Hiện nay, có 2 giống chim bồ câu Pháp là các giống chim được nuôi phổ biến ở nước ta, đó là giống chim Titan và giống chim Mimas:
Dòng chim Mimas còn gọi là dòng chim siêu lợi, có đặc điểm chung là có bộ lông màu trắng đồng nhất. Giống chim này mang lại giá trị kinh tế cao, một cặp chim trống mái có thể đẻ 16-17 chim non. Chim non lúc 28 ngày tuổi có khối lượng khoảng 590g.
Dòng chim Titan còn gọi là dòng chim siêu nặng, có đặc điểm chung là có màu lông đa dạng: đốm, xám, nâu. Chim cho giá trị kinh tế cao, một cặp chim trống mái có thể đẻ 12-13 chim non. Chim non lúc 28 ngày tuổi có khối lượng khoảng 700g.
Cách phân biệt chim bồ câu trống mái:
- + ) Con trống có ngoại hình to hơn con mái, đầu thô. Khi thành thục chim có phản xạ gù mái, khoảng cách giữa 2 xương chậu nhỏ.
- + ) Con mái thường có ngoại hình nhỏ hơn, đầu nhỏ và thanh tú, khoảng cách giữa 2 xương chậu rộng.
Chúng ta nên chọn mua chim bồ câu giống lúc chúng được 4-5 tháng tuổi để dễ phân biệt trống mái hơn.
Một cặp chim bồ câu được chăn nuôi tốt có khả năng sinh sản liên tục trong 5 năm. Tuy nhiên, khả năng sinh sản bị giảm đi sau 3 năm. Vì vậy, cứ 3 năm chúng ta nên thay cặp chim mới để sinh sản.
Đặc điểm sinh sản của chim bồ câu
Chim bồ câu đẻ ít, chỉ 2 trứng 1 lứa. Bồ câu mái bắt đầu đẻ trứng khi được 4-5 tháng tuổi nếu được chăn nuôi tốt. Trứng chim bồ câu ấp nở sau 16 -18 ngày. Có thể để chim mái ấp hoặc dùng máy ấp trứng bồ câu, chim cút để ấp.. Chim bồ câu trống sẽ đảm nhận chức năng nuôi con. Chim con có thể xuất chuồng bán sau 24 ngày tuổi. Sau khi đẻ một lứa, chim mái cần dưỡng từ 7- 10 ngày, sau đó mới đẻ lại.
- – Nếu nuôi chim trong chuồng thì viêc chăm sóc khó khăn hơn vì chim dễ bị bệnh, nhưng tỷ lệ đẻ đảm bảo và tỷ lệ ấp nở rất cao, đạt từ 90% – 100%.
- – Nếu nuôi chim thả thì tỉ lệ đẻ và ấp nở thấp hơn, khoảng 80% nhưng chim khoẻ mạnh. Chim nuôi thả có sức đề kháng tốt, ít bị bệnh dịch.
- – Chim bồ câu dễ bị hoảng loạn bởi chuột, mèo, rắn, … Khi chim bị hoảng loại có thể gây ngưng đẻ ngay lập tức. Vì thế, cần hạn chế các yếu tố làm chim hoảng loại, hạn chế vào chuồng chim khi chim đẻ, thường từ 15 – 17h chiều.
Khi dồn trứng, chọn con non cần kiểm tra thật kỹ và phải ghi chép lại số chuồng, ngày đẻ. Cần soi trứng khi trứng được khoảng 5 ngày để loại bỏ trứng không có trống. Trứng còn lại có thể chuyển qua ấp cùng với cặp đẻ cùng ngày. Khi trứng nở thì tách con cho 2 cặp nuôi.
Thiết kế chuồng trại nuôi chim bồ câu
Chuồng chim
Thiết kế chuồng trại đảm bảo mật độ 35 cặp/200 m2, trong đó, khu vực làm ổ cho bồ câu ấp và đẻ khoảng 50 m2. Thường xuyên vệ sinh chuồng chim cho sạch sẽ và thoáng mát. Thiết kế chuồng gần gũi với tự nhiên, có đủ ánh sáng, mái cao ráo, đặt nơi yên tĩnh tránh mưa gió. Mỗi tuần nên pha nước muối vào nước tắm của chim để chống rệp.
Chuồng chim có thể làm nhiều tầng, vật liệu bằng tre, gỗ, hay lưới kẽm 2mm.
- – Mật độ nuôi: Nuôi một đôi chim sinh sản trong một ô chuồng nếu nuôi nhốt. Còn nuôi thả thì mật độ 6-8 con/m2 chuồng. Tách chim non khỏi chim mẹ khi được 28 ngày tuổi. Nuôi chim non đã tách mẹ với mật độ gấp đôi nuôi chim sinh sản (10-14 con/m2).
- – Chuồng nuôi dành cho chim sinh sản: Cao: 40cm x sâu: 60cm x rộng: 50cm. Trong đó phân bố hợp lý máng ăn, máng uống và ổ cho chim đẻ.
- – Đối với chuồng nuôi chim sinh sản từ 2-6 tháng tuổi: dài: 6m x rộng: 3,5m x cao: 5,5m (cả mái).
- – Chuồng nuôi dưỡng chim bồ câu thịt (nuôi vỗ béo từ 21-30 ngày tuổi): Cao: 40cm x sâu: 60cm x rộng: 50cm. Mật độ 45-50 con/m2, không đặt ổ đẻ và máng ăn trong chuồng, cần ít ánh sáng.
Ổ đẻ
Đường kính: 20-25cm x cao: 7-8cm: Một chuồng chim cần 2 ổ vì trong khi nuôi con, chim bồ câu mái đã đẻ lại. Trong đó, đặt ổ đẻ và ấp trứng ở bên trên, ổ nuôi con đặt bên dưới. Ổ có thể làm bằng gỗ, nhựa, đảm bảo khô ráo và sạch sẽ. Đồng thời thuận tiện cho việc vệ sinh thay rửa thường xuyên.
Quy cách máng ăn cho một đôi chim sinh sản: dài: 15cm x rộng: 5cm x sâu: 5-10cm. Tránh đặt ở những nơi chim ỉa. Đặt máng ăn nơi khô ráo và tránh thức ăn rơi vãi. Có thể dùng máng bằng tre hoặc máng làm bằng tôn.
Kích thước máng ăn
Thiết kế máng uống cho cặp chim sinh sản: Đường kính: 5-6cm x cao: 8-10cm. Máng uống phải đảm vệ sinh và tiện cọ rửa. Có thể dùng đồ hộp (lon nước giải khát, lon bia…), cốc nhựa…
Nếu nuôi chim bồ câu nhốt thì cần bổ sung chất khoáng, sỏi, muối ăn. Do vậy, cần đặt một máng ăn bổ sung với kích thước tượng tự máng uống, vật liệu dùng gỗ hoặc nhựa.
Thức ăn chăn nuôi chim bồ câu
- – Cho chim ăn đều 2-3 cữ/ngày. Mỗi con ăn một lượng thức ăn bình quân là 0,1-0,15g.
- – Cho chim ăn đầy đủ cám tổng hợp. Ngoài ra, có thể cho chim ăn thêm ăn bắp ngô, bột đậu xanh, lúa trộn với một lượng ít thức ăn công nghiệp của gà, vịt.
- – Công thức pha chế thức ăn cho chim: 40% đậu xanh, 30% bắp hạt sống, 20% gạo lức và 10% lúa. Có thể giảm chi phí bằng cách trộn gạo, lúa và pha thêm cám gà để giảm lượng đậu xanh.
- – Để chim sinh sản đều và giữ được thân nhiệt ổn định thì cần cung cấp một số chất khoáng, vôi vào khẩu phần ăn của chim.
Phải duy trì đầy đủ nước uống cho chim suốt cả ngày vì chim cần 50 – 90ml nước mỗi ngày. Nước phải đảm bảo sạch sẽ, không màu, không mùi và phải thay mới hằng ngày. Có thể hoà Vitamin và kháng sinh để phòng bệnh cho chim khi cần thiết.