Trang chủ » Kỹ thuật chăn nuôi » Làm Chuồng Nuôi Chim Công Đúng Cách Và Những Điều Cần Lưu Ý

Làm Chuồng Nuôi Chim Công Đúng Cách Và Những Điều Cần Lưu Ý

Chim công là một loài chim quý hiếm và có bộ lông rất đẹp, chúng được nuôi để làm cảnh. Loài chim này rất dễ nuôi, có sức đề kháng tốt nên nhu cầu nuôi chim công đang trở nên phổ biến. Chim công có giá bán trên thị trường khá cao nên mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người nuôi. Trong đó làm chuồng nuôi chim công đúng kỹ thuật là một vấn đề người chăn nuôi quan tâm.

làm chuồng nuôi chim công

Chim công có ưu điểm là sức đề kháng tốt, tỷ lệ nuôi sống cao. Chuồng trại để nuôi công khá đơn giản, chi phí thấp, chỉ cần đảm bảo chuồng trại luôn được sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát để công luôn khỏe mạnh, ít bệnh tật là được.

Chim công là loài chim rất thông minh và dạn dĩ. Nếu chim công được nuôi và chăm sóc từ nhỏ thì chúng ta có thể thả chúng tự do trong sân như gà, không lo chúng bay mất. Tuy nhiên để cho việc chăm sóc được thuận lợi, chim công sẽ được nuôi tập trung trong một khu vực theo mô hình công nghiệp. Kỹ thuật làm chuồng trại nuôi công khá đơn giản, nhưng có vài điều cần lưu ý sau:

Thiết kế chuồng nuôi chim công

Vào mùa hè thì thoáng mát, mùa đông thì ấm áp, dựa trên số lượng thực tế chim công được nuôi dưỡng, kích thước của chuồng công có thể khác nhau. Một ô chuồng đúng tiêu chuẩn có kích thước chiều rộng: 3,5-4m, chiều dài: 5-6m, chiều cao 2,7-3m, mỗi một ô chuồng như vậy có thể nuôi được 10-15 chim công từ 6 đến 12 tháng tuổi và nuôi được công trưởng thành từ 4-6 con.

>> Xem thêm: Các Bệnh Ở Chim Công Thường Gặp Và Cách Phòng Bệnh Và Trị Bệnh

Để giảm chi phí xây dựng chuồng trại chúng ta cũng có thể tận dụng nhà kho, nhà xưởng, chuồng gà sẵn có để nâng cấp cải tạo thành chuồng nuôi chim công. Ngoài ra cũng nên thiết kế thêm một chuồng phụ để chăm sóc cho những con chim công bị bệnh hoặc những cá thể đang trong quá trình theo dõi bệnh để tránh lây nhiễm cho các con khác.

Vật liệu làm chuồng nuôi chim công

Vật liệu bao che có thể sử dụng lưới B40, tre, hoặc quây xung quanh chuồng và làm vách ngăn giữa các chuồng. Bên trên nóc chuồng sử dựng lưới cước để chim không bay ra. Mái chuồng sử dụng các tấm lợp nhựa để làm chỗ trú mưa cho chim. Đặc biệt không được sử dụng các loại lưới thép nhỏ hoặc cước ni lông làm vách ngăn chuồng nuôi chim công, vì chúng sẽ lầm tưởng là thức ăn, dễ dẫn đến thắt diều hoặc thủng ruột.

Kỹ Thuật Nuôi Chim Công Mang Lại Hiệu Quả Cao

Vệ sinh chuồng

Làm chuồng nuôi chim công phải đảm bảo luôn khô thoáng, sạch sẽ để phòng tránh bệnh. Nên sử dụng cát vàng rải xuống nền chuồng để hút ẩm giữ chuồng luôn khô, công không bị bẩn, và cũng giúp phòng ngừa giun, sán. Nếu có điều kiện chúng ta có thể làm thêm sân chơi cho công để chúng có tự do hoạt động, tắm nắng.

chuồng nuôi chim công

Thức ăn cho chim công cũng khá đơn giản, dễ tìm kiếm, chủ yếu là lúa, ngô và rau xanh, cỏ chiếm 60%. Do công ăn lượng thức ăn ít nên giảm được khá nhiều chi phí chăn nuôi… Do công là loài chim quý hiếm và cũng ít người nuôi, nên chúng có giá thành khá cao mỗi cặp công giống có giá từ 1 triệu đến 1,2 triệu đồng/cặp, cặp bố mẹ nặng từ 3 – 4 kg có giá từ 12 đến 20 triệu đồng/cặp.

Chúng tôi rất quan tâm đến trải nghiệm của bà con – và rất muốn nghe thêm về suy nghĩ và kinh nghiệm của bà con. Bà con hãy đăng chúng trong phần bình luận dưới đây hoặc tham gia thảo luận tại Fanpage của Máy Ấp Trứng Tuyên Quang.

Bài viết cùng chuyên mục:

Đánh giá post

Viết một bình luận