Trang chủ » Kỹ thuật chăn nuôi » Kỹ Thuật Nuôi Vịt Thịt – Cách Chọn Giống Và Xây Dựng Chuồng Trại

Kỹ Thuật Nuôi Vịt Thịt – Cách Chọn Giống Và Xây Dựng Chuồng Trại

Chăn nuôi vịt chuyên thịt là một trong những cách thức giúp Bà con phát triển kinh tế hiệu quả. Vịt được biết đến là loài thủy cầm có độ dai vừa phải và hơi xơ. Các món ăn làm từ thịt vịt như vịt quay, vịt luộc, vịt om sấu … Để giúp bà con có thêm nhiều thông tin hữu ích trong việc chọn giống và nuôi vịt thịt có được năng suất cao nhất. Trong bài viết này Máy ấp trứng Tuyên Quang xin được giải đáp đầy đủ những nội dung liên quan đến kỹ thuật nuôi vịt thịt.

Phương Pháp Nuôi Vịt Thịt Công Nghiệp Mới Nhất

1. Cách chọn giống vịt nuôi thịt

  • Nên chọn con càng đồng đều về trọng lượng càng tốt.
  • Chọn con giống phải có nguồn gốc rõ ràng từ các cơ sở uy tín, có giấy kiểm dịch khi xuất bán.
  • Nên chọn những con vịt con khoẻ mạnh, nhanh nhẹn. mắt sáng, bụng gọn, chân mập, cứng cáp, có màu sắc lông tơ đặc trưng của giống. Tránh chọn những con khoèo chân, vẹo mỏ, cánh xệ …

2. Xây dựng chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi vịt

a. Xây dựng chuồng trại

Trong kỹ thuật nuôi vịt thịt, chuồng nuôi vịt cần phải phù hợp trong từng giai đoạn phát triển của vịt.

  • Để tránh ngập nước vào mùa mưa nên khi xây dựng chuồng vịt nên chọn nơi cao ráo, thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông và tránh gió lùa để dựng chuồng. Chuồng nuôi vịt phải có hệ thống thoát nước tốt. Chuồng được xây dựng bằng gạch, nền bằng bê tông có láng xi măng bằng phẳng. Nền chuồng nên có độ dốc từ 7 – 100 để dễ dọn vệ sinh, tẩy uế. Hiên chuồng phải có độ rộng từ 1-1,5m để tránh mưa hắt, nắng và gió. Mái chuồng có thể lợp bằng tôn, ngói hoặc các vật liệu sẵn có. Để nước mưa thoát tốt và tránh dột thì mái chuồng cần có độ dốc khoảng 300 trở lên.
  • Chuồng chăn nuôi vịt cần có đầy đủ đèn chiếu sáng, thông thoáng và tiện lợi cho việc vệ sinh phòng dịch và an toàn sinh học.
  • Tùy thuộc vào nguồn tài chính và quy mô lớn hay nhỏ mà người chăn nuôi có thể lựa chọn xây dựng hệ thống chuồng trại đơn giản hay kiên cố sao cho phù hợp với nuôi vịt chuyên thịt ở các giai đoạn tuổi khác nhau.
  • Kiểu chuồng nuôi cho vịt phổ biến nhất hiện nay là hệ thống chuồng mở (là kiểu chuồng không xây bịt kín xung quanh chuồng). Chuồng nuôi vịt cần có khung chuồng, tường bao che xây bằng gạch hoặc có thể dùng các vật liệu như tre, gỗ; mái chuồng lợp bằng tôn, ngói hoặc lá.
  • Sân chơi cho vịt có diện tích bằng 1,5-2 lần diện tích nền chuồng, có thể lát bằng gạch hoặc đổ cát, có độ dốc để không đọng nước. Có thể có ao hồ sạch, mương nước, xây bể hoặc máng nước nhân tạo có độ sâu tầm 20-25cm với kích thước phụ thuộc số lượng vịt. Nên thay nước hàng ngày luôn sạch cho vịt tắm.

Chuồng nuôi vịt con

  • Phải đảm bảo không có gió lùa trực tiếp vào vịt con, đặc biệt là trong tuần tuổi đầu tiên.
  • Nên dùng chuồng sàn cao 1,0-1,2 m.
  • Kích thước chuồng nuôi phụ thuộc vào số lượng vịt, thường có chiều dài 20m, chiều rộng 6m. Với diện tích như vậy có thể úm cho 1.500 – 2.000 vịt trong 2 tuần đầu.
  • Tường xây bằng gạch cao 1m, bên trên dùng khung lưới B40 quây để tạo độ thông thoáng. Phần khung có thể dùng bạt để che chắn vào ban đêm, ban ngày mở ra cho thông thoáng giúp nền chuồng luôn kho ráo. Với chuồng đơn giản có thể dùng cót ép, phên tre để che chắn thay cho tường gạch.
  • Kích thước sân chơi tối thiểu bằng kích thước chuồng nuôi.

Kỹ thuật nuôi vịt thịt – làm chuồng nuôi vịt dò

  • Kích thước chuồng có chiều dài tùy thuộc vào số lượng vịt, chiều rộng khoảng 9-12m, nhưng phải đảm bảo mật độ không vượt quá 4-5 con/m2 nền chuồng.
  • Tường xây bằng gạch 3 mặt cao 0,5m, bên trên dùng khung lưới B40 để tạo độ thông thoáng. Phía trước sân không xây để vịt đi lại tự do. Với chuồng đơn giản có thể dùng cót ép, phên tre để thay cho tường gạch.
  • Nền chuồng có thể lát gạch hoặc bê tông có độ dốc từ 7 – 100 để dễ dọn vệ sinh, tẩy uế…, hoặc dùng cát dày 15 cm trở lên vì nền cát hút nước tốt làm nền khô.
  • Sân chơi cho vịt có diện tích lớn hơn hoặc bằng 1,5-2 lần diện tích chuồng nuôi. Nếu sân chơi bằng sân vườn có cây xanh thì diện tích sân cần rộng hơn.
Cẩm nang kỹ thuật nuôi vịt thịt

b. Dụng cụ chăn nuôi vịt

Rèm che: Sử dụng cót ép, vải bạt hoặc phên tre quây xung quanh chuồng nuôi để tránh gió lùa, mưa bão và giữ nhiệt (nhất là giai đoạn vịt con).

Máng ăn: Sử dụng máng ăn bằng tôn hoặc nhựa có kích thước 70 x 50 x 2,5 cm, dùng cho 70-100 con/máng. Vịt từ 3 tuần tuổi trở đi cho vịt ăn bằng máng tôn có kích thước 70 x 50 x 5cm hoặc máng nhựa.

Máng uống: Vịt trong giai đoạn 1- 2 tuần tuổi: dùng máng uống tròn loại 2 lít.

  • Vịt từ 3-8 tuần tuổi: dùng máng uống tròn loại 5 lít, sử dụng cho 30- 40 con/máng.
  • Có thể dùng máng tôn, máng nhựa hình chữ nhật, chậu sành, chậu nhựa có kích cỡ phù hợp với độ tuổi của vịt.

Chụp sưởi: Có thể sử dụng hệ thống lò sưởi hoặc bóng điện để sưởi ấm cho vịt con. Sử dụng bóng đèn tròn 75W/1 quây (60- 70 vịt). Mùa đông nên dùng 2 bóng/1 quây.

Quây vịt: Sử dụng cót ép quay có chiều dài 4- 4,5m, chiều cao 0,4- 0,5m; úm 60-70 con vịt/quây, từ ngày thứ 7 trở đi nới dần diện tích quây. Đến cuối tuần thứ 2 nên bỏ quây để cho vịt ăn uống được thoải mái, được vận động.

(Còn tiếp…)

Chúng tôi rất quan tâm đến trải nghiệm của bà con – và rất muốn nghe thêm về suy nghĩ và kinh nghiệm của bà con. Bà con hãy đăng chúng trong phần bình luận dưới đây hoặc tham gia thảo luận tại Fanpage của Máy Ấp Trứng Tuyên Quang.

Bài viết cùng chuyên mục:

5/5 - (1 bình chọn)

Viết một bình luận