Nuôi ngan hậu bị rất quan trọng cho suốt quá trình đẻ của ngan. Ngan quá béo hoặc quá gầy đều ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng trứng.
1 – Đặc điểm
Giai đoạn này ngan trống và ngan mái được áp dụng nuôi chế độ ăn hạn chế trong điều kiện tự nhiên nhằm đảm bảo cho ngan không quá béo, không quá gầy, đạt khối lượng chuẩn bước vào thời kỳ đẻ trứng. Đây là giai đoạn khá quan trọng cho suốt quá trình đẻ. Ngan quá béo hay quá gầy hoặc ngan bị bệnh sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ và sản lượng trứng trong giai đoạn sau.
2 – Kỹ thuật chọn nuôi ngan hậu bị
Sau khi nuôi hết giai đoạn ngan con, chọn ngan hậu bị phải chọn từ đàn ngan con khoẻ mạnh, không mắc bệnh, đạt tỷ lệ nuôi sống cao (92-95%). Giai đoạn này các con được chọn phải chéo cánh, ngoại hình đẹp, bộ lông mượt, loại bỏ con cánh tiên hay bộ lông mọc không đầy đủ. Khối lượng phải đạt tiêu chuẩn của giống. Ngan mái đạt 1,1-1,9 kg (ngan nội); 1,8-2,2 kg (ngan Pháp) ở 77 ngày tuổi; ngan trông 2,9-3,0 kg với ngan nội; 3,5-4,0 kg với ngan Pháp lúc 88 ngày tuổi. Với con trống, phải chọn những con dáng hùng dũng, có gai giao cấu rõ nêt, lỗ huyệt không viêm. Đối với ngan mái chọn những con nhanh nhẹn, chân vững vàng, lỗ huyệt ướt, bụng mềm, phần hông nở nang. Cần có đủ số lượng ngan giống để áp lực chọn lọc tốt. Thông thường tỷ lệ này là 15% với ngan mái và 55% với ngan trống.
3 – Chuẩn bị chuồng nuôi và trang thiết bị khác cho ngan hậu bị
– Giai đoạn nuôi hậu bị ngan cán có đủ diện tích nhà nuôi và sân chơi, mương nước hoặc ao cho ngan đám, tâm.
– Chuồng và sân choi bảo đảm các yếu tố kỹ thuật để ngan có thể phát triển tốt.
+ Nền chuồng: Có thể là sân xi măng hay sàn gỗ đảm bảo ấm trong mùa đông, mát trong mùa hè. Nền chuồng nên có độ dốc 3-5° thuận tiện trong khâu vệ sinh. Diện tích chuồng nên đảm bảo 6-8 con mái/m2; 5-7 con trống/m2. Nền sân cẩn nhằn, tránh sây sát gan bàn chân.
+ Sân choi: Nên có diện tích sân chơi cho ngan vận động tự do hàng ngày. Sân có thể là nền xi măng (nuôi tập trung) hoặc vườn cây, bãi chăn và nên có hàng rào ngăn cách với khu dân cư và ngăn các gia súc khác đi vào. Diện tích cần tối đa: 6-7 con/m2, tối thiểu 4-5 con/m2.
+ Mương hoặc ao hồ cho ngan đầm, tắm: Ngan là loài thuỷ cầm nên rất cần nước trong quá trình sổng để bộ lông sạch, bóng. Ở những nơi không có ao hồ, có thể sử dụng mương nước nhân tạo. Tại hộ gia đình, có thể vỉa hai bên hàng gạch trên nền sân hoặc một mương nước chảy qua độ sâu và rộng (0,3 X 0,8 m).
+ Sân chơi và mương nước cần tiêu độc khử trùng bằng formalin 0,05% và quét vòi nên chuồng trước 1 tuần lễ mới đưa ngan vào nuôi.
+ Chất độn chuồng sử dụng trấu, phôi bào sạch không bị nấm mốc, rải dày từ 2-3 cm.
+ Máng ăn đảm bảo 5cm chiều dài máng cho 1 đầu con.
+ Máng uống sử dụng loại 5 lít cho 25 con.
4 – Chế độ chiếu sáng cho ngan
Sử dụng ánh sáng tự nhiên trong mùa hè.
Vào mùa đông nếu nhốt trong chuồng không có điều kiện chăn thả thì thì cần thắp đèn từ 7-10 giờ/ngày. Đảm bảo 4 w/ma (10-12 lux/m2).
5 – Thức ăn nuôi ngan hậu bị
Ngan rất thích ăn loại thức ăn dạng hạt, tốt nhất loại thức ăn có đường kính 3-5mm. Có thể sử dụng thức ăn hỗn hợp dạng viên (50%) + thóc tẻ (50%). Những nơi không có bãi chăn cần cho ngan ăn các loại nhuyễn thể như ốc, giun đất hoặc cua,…. Nhu cầu dinh dưỡng cần cho 1kg thức ăn có 14-15% protein thô và 2700 Kcal năng lượng. Lượng thức ăn hàng ngày như sau:
Ngày tuổi | Ngan mái (g/con/ngày) | Ngan trống (g/con/ngày) |
85-126 | 85 | 150-160 |
127-147 | 95 | 170 |
148-168 | 110 | 170 |
169-182 | 130 | 180 |
183-196 | 140 | 200 |
6 – Nước uống
Cung cấp đầy đủ nước uống sạch cho đàn ngan. Đảm bảo tối thiểu 0,5 lít/con/ngày. Tốt nhất cho ngan uống tự do và thả vào hệ thống có mương máng nước chảy hoặc hồ ao.
7 – Quản lý đàn ngan khi nuôi ngan hậu bị
+ Sau 84 ngày tuổi ngan có đuôi cánh lông đã dài, khỏe và thích bay. Vì vậy để hạn chế ngăn bay xa người ta xén bớt lông cánh tới khuỷu.
+ Theo dõi khối lượng cơ thể: như ta đã biết nếu nuôi ngan quá gầy, sau này vào vụ đẻ ngan không đủ sức tạo trứng và sản lượng trứng thấp. Nếu ngan quá béo ở con trống phối giống sẽ khó khăn và chất lượng tinh trùng xấu. Ở ngan mái quá béo sản lượng trứng cũng rất thấp và chất lượng trứng ấp sẽ không tốt. Vì vậy cần giữ khối lượng cơ thể ở mức chuẩn sẽ có sản lượng trứng cao và chất lượng trứng ấp tốt. Hàng tuần hoặc hàng tháng cân ngan một lần vào buổi sáng trước khi cho ăn.
Khối lượng chuẩn ở ngan Pháp
Ngày tuổi | Khối lượng ngan mái (kg) | Khối lượng ngan trống (kg) |
85-147 | 2.0-2.2 | 3.8-4.0 |
148-168 | 2.2-2.3 | 4.3-4.5 |
+ Chăm sóc vệ sinh phòng bệnh khi nuôi ngan hậu bị:
Hàng ngày kiểm tra sức khỏe của đàn ngan, tách riêng các ngan ốm yếu ra khỏi đàn, xử lý các ngan chết do nghi bệnh. Các xác chết phải nấu chín mới cho gia súc (chó, lợn) sử dụng hoặc khi chôn phải có vôi sát trùng. Không vứt xác chết xuống ao hồ hay chôn dưới vườn bãi gây ô nhiễm môi trường khu chăn nuôi.
Phát hiện kịp thời những ngan ốm, bỏ ăn. Liên hệ sớm và trực tiếp để có sự chỉ dẫn phòng các bệnh thông thường của ngan.
Ghi chép đầu con và hiện tượng đàn ngan trong ngày làm cơ sở đánh giá chất lượng đàn giống.
Tiêm phòng vắc xin dịch tả vịt cho đàn ngan ngay từ 12 tuần tuổi trước khi chuyển đàn vào hậu bị.
Tiêm phòng vắc xin dịch tả vịt lần 2 cho đàn ngan hậu bị ở tuần tuổi 22-23 trước khi chuyển vào chuồng sinh sản.
Phòng bệnh tụ huyết trùng bằng kháng sinh 1 tháng/lần (60mg tetracillin/kg thể trọng trộn vào thức ăn cho ăn 3 ngày liên tục).
Vệ sinh chuồng, sân phơi và sử dụng thức ăn sạch không bị ôi mốc để phòng các bệnh nấm phổi và nhiễm độc aflatoxin.