Trang chủ » Kỹ thuật chăn nuôi » Kỹ Thuật Nuôi Chim Đa Đa Chim Khoẻ Mạnh Nhanh Hót Dạn Người

Kỹ Thuật Nuôi Chim Đa Đa Chim Khoẻ Mạnh Nhanh Hót Dạn Người

Chim đa đa (hay còn gọi là gà gô) là một loài chim thuộc họ chim Trĩ. Chúng phân bố chủ yếu ở nơi có môi trường sống tự nhiên là các khu rừng khô cận nhiệt đới và nhiệt đới. Chúng cũng thích nghi với khí hậu nhiệt đới và rừng nhiệt đới ẩm thấp như Việt Nam. Kỹ thuật nuôi chim đa đa từ lâu đã trở nên được rất nhiều người quan tâm bởi chim đa đa là loài vật quý hiếm rất gần gũi và thân thiết với con người.

kỹ thuật nuôi chim đa đa

1.  Cách phân biệt giới tính của chim đa đa

       Chim đa đa trống có lông màu đen thẫm xung quanh cổ và ngực, điểm xuyết nổi bật bằng những chấm trắng hình bầu dục lớn bằng hạt cườm, con mái màu lông cổ và ngực màu nâu và có những vết trằng mờ.

2.  Cách lựa chọn chim đa đa

     Để chăn nuôi chim đa đa đến khi hót được thành công và đảm bảo các yêu cầu khác của người chăn nuôi thì bà con nên chọn con đực có đầu nhỏ, thuôn, thân dài, đuôi nhỏ hơi cụp, hai cánh xệ.  Màu lông cổ và ngực có màu đen thẫm, có nhiều chấm hạt cườm có hình bầu dục. Chân chim màu vàng thẫm, cựa dài đo được khoảng 0,4cm trở lên là chim đạt tiêu chuẩn.

3.  Làm lồng nuôi chim đa đa:

      Do chim đa đa là giống chim hoang dã nên chúng khá nhát khi được chăn nuôi trong gia đình. Những ngày đầu cần tạo không gian gần với tự nhiên cho chim quen dần. Chuồng nuôi cần che ín và có nhiều cây xung quanh. Trong suốt quá trình nuôi chim, bà con phải đảm bảo lồng nuôi chim luôn sạch sẽ, thoáng mát.

Gà Gô/Chim Đa Đa | Gà gô

      Để kỹ thuật nuôi chim đa đa hiệu quả nhất và chim đa đa nhanh thuần, bà con nên bắt đầu nuôi khi chim còn nhỏ. Chim mới nở, chưa nhận thức nhiều về không gian môi trường xung quanh. Do tính chim rất nhát người nên không nên đặt lồng chim ở nơi đông người qua lại. Bà con nên đặt lồng ở nơi mình hay lui tới để chim quen người dần. Khi chim lớn hơn, dạn người hơn thì cho ra nơi nhiều người hơi và thường xuyên cho chim phơi nắng. Mỗi khi chơi với chim bà con nên gần gũi và dạy chim cách tương tác với con người. Điều này sẽ giúp chim nhanh biết hót hơn. Khi thuần dưỡng chim đa đa không nên nóng vội. Dục tốc bất đạt, nếu bị ép quá chim sẽ căng thẳng, sức khoẻ yếu dần và chết.

4.  Dinh dưỡng cho chim đa đa:

      Thời gian đầu bà con cho chim đa đa ăn cám gà, thóc, uống nước và vãi một ít côn trùng như cào cào, châu chấu, dế, sâu,… Theo dõi sức ăn của chim, nếu ăn hết thì chăn thêm, nếu không ăn hết thì dọn thức ăn thừa cho sạch sẽ.

>> Xem thêm: Tập Tính Của Chim Trĩ Bà Con Cần Lưu Ý Để Chăn Nuôi Đạt Kết Quả Tốt

      Khi chim đa đa sắp gáy, bà con cần tăng cường thức ăn có nhiều đạm cho chim như sâu, dế,… Thường thì phải đến năm thứ 2 chim mới thực sự dạn người và gáy nhiều.

5. Phòng bệnh cho chim đa đa:

Chim đa đa cũng có thể mắc các bệnh như gà: ỉa chảy, cúm, viêm phổi,… Nếu quan sát thấy hiện tượng chim biểu hiện mệt mỏi, không hót cần xử lý kịp thời bằng thuốc. Bà con cần tiêm phòng dịch bệnh định kỳ cho chim. Nếu bị bệnh mà không có phương án chăm sóc xử lý kịp thời, chim đa đa rất dễ chết.

Chúng tôi rất quan tâm đến trải nghiệm của bà con – và rất muốn nghe thêm về suy nghĩ và kinh nghiệm của bà con. Bà con hãy đăng chúng trong phần bình luận dưới đây hoặc tham gia thảo luận tại Fanpage của Máy Ấp Trứng Tuyên Quang.

Bài viết cùng chuyên mục:

5/5 - (1 bình chọn)

Viết một bình luận