Kỹ thuật nuôi chim công tương đối khó so với các loài chim khác bởi đây là giống chim quý hiếm. Nguồn cung cấp giống chim công cũng ít và quá trình chăm sóc đòi hỏi người nuôi phải thật sự quyết tâm mới có thể thành công mới nuôi được.
Có thể chắc chắn rằng chim công chính là loài có bộ lông được đánh giá là đẹp nhất trong tất cả các loài chim ở Việt Nam và chim công cũng được xếp vào danh sách đỏ. Đồng thời chim công cũng là loài chim được xếp là 1 trong 10 loài chim đẹp nhất hành tinh. Do đó nhu cầu chơi, nuôi chim công làm cảnh trong 1 số hộ gia đình có điều kiện kinh tế, các khu biệt thự, nhà vườn, khu du lịch sinh thái ngày càng tăng lên. Nhưng làm sao để có kỹ thuật nuôi chim công chuẩn nhất lại rất khó khăn. Bài viết này trình bày một vài bước kỹ thuật nuôi chim công cơ bản cho bà con tham khảo.
Chuồng trại nuôi chim công
Vì chim công là loài chim tương đối lớn, nhất là đuôi chim công rất dài và rộng mỗi khi xòe ra nên chuồng nuôi chim công phải đảm bảo không gian rộng rãi, thông thoáng vào mùa hè, kín gió vào mùa đông.
Những vật liệu làm chuồng cho chim công khá đơn giản, có thể lấy từ các vật liệu sẵn có như tre, nứa, hay lưới quây xung quanh hoặc làm vách ngăn. Bà con cần dùng lưới cước căng trên nóc để chim không bay ra khỏi chuồng. Bà con cũng có thể lợp mái chuồng bằng các tấm lợp nhựa để đảm bảo ánh sáng và có chỗ cho chim trú mưa. Lưu ý không dùng ni lông hoặc lưới thép nhỏ làm vách ngăn, vì chim công sẽ lầm tưởng là thức ăn, dễ dẫn đến thủng ruột hoặc thắt diều gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của chim.
>> Xem thêm: Úm Và Chăm Sóc Gà Con Cần Lưu Ý Những Gì Để Gà Lớn Nhanh
Để giữ cho chuồng nuôi chim công luôn sạch sẽ, khô ráo bà con nên dùng cát vàng để rải nền chuồng. Rải cát không chỉ giúp chim công luôn được sạch sẽ mà còn giúp phòng ngừa giun, sán. Có thể thiết kế thêm phần sân phía trước để chim công có chỗ tắm nắng, vận động nếu có điều kiện.
Kỹ thuật nuôi chim công
Bởi đây là loài chim hiếm nên việc tìm giống chim công tương đối khó. Việc chăm sóc chim công cũng tương đối đơn giản giống như chúng ta nuôi gà bởi chim công là loài ăn tạp. Chim công ăn thức ăn chủ yếu là lúa, bắp kết hợp với cám tổng hợp dùng cho gia cầm.
Chim công non sau khi lấy từ lò ấp trứng ra được nuôi trong lồng nhỏ, có thể sử dụng lồng bằng lưới thép để nuôi chim. Chuẩn bị máng ăn, máng uống và hệ thống đèn sưởi ấp cho chim phù hợp theo số lượng chim giống. Chim công có khả năng tự ăn khi mới nở giống như gà, bà con cho chim ăn 100% cám tổng hợp dùng cho gà. Sau khi chim được 30 ngày tuổi có thể cho ăn kết hợp thêm với ngô, thóc nghiền theo tỉ lệ cám tổng hợp 70 %, thực phẩm bổ sung 30 %.
Khi chim công đã lớn, điều chỉnh tỉ lệ cám tổng hợp theo xu hướng giảm dần. Có thể nuôi ngoài chuồng lớn với nền chuồng bằng cát khi chim đạt từ 6 – 8 tháng tuổi. Lúc này không nên cho chim công ăn quá nhiều cám tổng hợp vì chim sẽ mất dần sức đề kháng tự nhiên. Cho ăn nhiều cám tổng hợp còn làm giảm sắc tố bóng đẹp của màu lông và ảnh hưởng đến tỉ lệ đẻ của công sau này. Đặc biệt cần chú ý tuyệt đối phải cho chim công uống nước sạch, thậm chí phải dùng nước đun sôi để nguội khi chim còn non.
Phòng bệnh cho chim công
Giống như khi chăn nuôi các loại gia cầm khác, chim công cũng có thể bị mắc một số bệnh. Tuy nhiên chim công có sức đề kháng rất mạnh và ít khi bị. Nếu chim công bị bệnh, bà con cần liên hệ với người có chuyên môn hoặc có kinh nghiệm.
Chim công sinh sản
Chim công đẻ 3 lứa mỗi năm, mỗi lứa từ 10 -12 trứng. Chúng thường sinh sản vào cuối mùa xuân và cuối mùa hạ. Giá chim công khá đắt do công là loài động vật quý và hiếm người nuôi. Mỗi cặp công bố mẹ nặng từ 5 – 6 kg có giá từ 25 – 30 triệu đồng/đôi. Chim công con khoảng 6, 7 tháng có giá 7 – 8 triệu đồng/ đôi.
Hiện nay, chim công là vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Nếu được trang bị các dụng cụ hiện đại và chuẩn bị tốt cho chim công trong việc sinh sản thì trung bình mỗi chim mái cho thu nhập từ 20 đến 30 triệu đồng mỗi năm.
Chúng tôi rất quan tâm đến trải nghiệm của bà con – và rất muốn nghe thêm về suy nghĩ và kinh nghiệm của bà con. Bà con hãy đăng chúng trong phần bình luận dưới đây hoặc tham gia thảo luận tại Fanpage của Máy Ấp Trứng Tuyên Quang.
Bài viết cùng chuyên mục:
- Chăm Sóc Gà Đá Trong Mùa Lạnh: Cách Giữ Ấm, Chống Bệnh Cho Gà
- Chế Độ Nuôi Gà Đá Hay, Đá Khoẻ Cân Mọi Trận Đấu
- Cách Chọn Giống Gà H’Mông: Hướng Dẫn Chi Tiết Cho Người Nuôi
- Kỹ Thuật Nuôi Gà H’Mông Đơn Giản Nhưng Mang Lại Kết Quả Bất Ngờ
- Kỹ Thuật Nuôi Gà Hậu Bị: Hướng Dẫn Chi Tiết Cho Người Chăn Nuôi
- Kỹ Thuật Nuôi Gà Giò Thành Công: Tiết Kiệm Chi Phí, Tăng Sản Lượng
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tỷ Lệ Nở Trứng Ấp Với Máy Ấp Trứng
- Ấp Trứng Gà Bằng Máy | Cách Ấp Trứng Gà Bằng Máy Đạt Hiệu Quả Cao
- Cách Nuôi Gà Thả Vườn Để Gà Khỏe Mạnh, Trứng Sạch, Thịt Ngon
- Cách Chọn Gà Giống Tốt Nhất Cho Người Mới Bắt Đầu Chăn Nuôi