Trang chủ » Kỹ thuật chăn nuôi » Chăn nuôi vịt » Kỹ Thuật Chăn Nuôi Vịt – Mật Độ Nuôi Và Các Yếu Tố Môi Trường

Kỹ Thuật Chăn Nuôi Vịt – Mật Độ Nuôi Và Các Yếu Tố Môi Trường

Tiếp theo phần 1 – Kỹ Thuật Nuôi Vịt Thịt – Cách Chọn Giống Và Xây Dựng Chuồng Trại. Trong phần này, chúng tôi sẽ trình bày với bà con phần tiếp theo trong kỹ thuật chăn nuôi vịt, đó là mật độ nuôi và các yếu tố môi trường.

III. Mật độ chăn thả trong kỹ thuật chăn nuôi vịt

Tùy vào điều kiện chăn nuôi, khí hậu và mùa vụ có thể quyết định diện tích chuồng nuôi. Để vịt sinh trưởng phát triển tốt, hạn chế lây nhiễm bệnh tật thì mật độ nuôi thích hợp nhất là:

  • Vịt từ  0-2 tuần tuổi:  22 con/m2 nền chuồng
  • Vịt từ 2- 3 tuần tuổi: 12 con/m2 nền chuồng
  • Vịt từ 4- 6 tuần tuổi: 6- 8 con/m2 nền chuồng
  • Vịt từ 7- 8 tuần tuổi: 4-5 con/m2 nền chuồng

IV. Nhiệt độ, độ ẩm và chế độ chiếu sáng

1. Nhiệt độ, độ ẩm

  • Đối với với vịt con nhiệt độ có vai trò quan trọng quyết định cho sự sinh trưởng, phát triển ở giai đoạn đầu. Nếu nhiệt độ không đủ, vịt con sẽ rất dễ mắc bện,h còi cọc và chết với tỷ lệ cao. Trong giai đoạn đầu khả năng điều tiết thân nhiệt của vịt con chưa hoàn chỉnh, sức đề kháng yếu, rất dễ mắc bệnh và chịu nhiều ảnh hưởng vào điều kiện môi trường. Chính vì vậy phải đảm bảo nhiệt độ đủ ấm cho vịt con. Bà con có thể căn cứ vào các biểu hiện của đàn vịt mà điều chỉnh lại chụp sưởi cho vịt. Khi nhiệt độ không đủ, vịt tập trung vào gần nguồn nhiệt. Nếu nhiệt thừa, đàn vịt tản xa nguồn nhiệt, nháo nhác uống nước. Khi chúng dồn về một phía là do gió lùa. Khi thừa, thiếu nhiệt và gió lùa, đàn vịt kêu rất nhiều. Bà con cần quan sát tình trạng đi đứng, ăn uống của vịt con, phát hiện con nào ủ rủ cần cách ly ngay để theo dõi.
kỹ thuật chăn nuôi vịt
  • Nhiệt độ úm: Vịt từ 1-3 ngày tuổi: 32 – 340C; từ 4-7 ngày tuổi: 28-300C; từ 8-14 ngày tuổi: 26-280C.
  • Độ ẩm: Trong giai đoạn úm nhiệt độ thích hợp nhất trong khoảng 60 – 65%. Nếu thấy chất độn chuồng bị ướt cần phải thay ngay.
  • Độ thông thoáng: Lượng khí thải của vịt con trong tuần đầu không đáng kể nên mức độ trao đổi không khí thấp. Nhưng từ tuần thứ hai trở đi mức độ thông thoáng cần đáp ứng: 1m3 không khí/giờ/1kg khối lượng cơ thể. Nếu môi trường nuôi ngột ngạt sẽ dễ làm cho vịt phát sinh bệnh tật, nhất là bệnh nấm phổi. Vì vậy chuồng nuôi phải đảm bảo thông thoáng tốt, tránh gió lùa.

2. Ánh sáng

  • Trong 2 tuần đầu thời gian chiếu sáng: 23-24 giờ/ngày, sử dụng bóng điện thắp sáng cách nền chuồng 0,3- 0,5m. Tiếp theo cứ mỗi ngày giảm 01 giờ chiếu sáng đến khi đạt 14- 15 giờ/ngày. Vịt được 5 tuần tuổi trở đi dùng ánh sáng tự nhiên.

3. Chế độ chiếu sáng trong kỹ thuật chăn nuôi vịt

Số giờ chiếu sáng trong tuần đầu là 23-24 giờ/ngày, các tuần tiếp theo giảm cường độ chiếu sáng và số giờ chiếu sáng. Nếu sử dụng ánh sáng nhân tạo nên dùng ánh sáng mờ đủ để vịt tìm đến máng uống, máng ăn. Khi vịt ít vận động tốc độ hấp thụ thức ăn nhiều hơn giúp vịt tăng trọng lượng nhanh.

(Còn tiếp)

Chúng tôi rất quan tâm đến trải nghiệm của bà con – và rất muốn nghe thêm về suy nghĩ và kinh nghiệm của bà con. Bà con hãy đăng chúng trong phần bình luận dưới đây hoặc tham gia thảo luận tại Fanpage của Máy Ấp Trứng Tuyên Quang.

Bài viết cùng chuyên mục:

5/5 - (1 bình chọn)

Viết một bình luận