Kỹ thuật ấp trứng chim trĩ, sau khi chim trĩ mái sau đẻ trứng thì bà con nhặt trứng về để mang đi ấp. Trước khi cho trứng vào ấp cần chọn những quả trứng đồng đều nhau, đẹp, không bị vẹo, dính máu để đem đi ấp. Có 2 cách để ấp trứng đó là:
1. Ấp vú
Kỹ thuật ấp vú chính là cho các loài chim khác hay các loại gà ấp trứng hộ. Trứng chim trĩ thường không to, nó nhỏ như trứng của gà tre, gà ta và trứng chim bồ câu. Sau khi gà hay chim bồ câu đẻ trứng xong đang chuẩn bị ấp trứng, bà con nhặt trứng đó ra và cho vài quả trứng chim trĩ vào ổ để chúng ấp. Sau khi cho trứng vào ấp bà con cần chú ý căn chỉnh thời gian nhờ vú ấp hộ, khi trứng nở thì cần lấy ngay chim con ra, tránh chim con bị chim bồ câu hay gà vú hộ đạp, mổ chết chim trĩ con.
>> Xem thêm: Kỹ Thuật Nuôi Chim Trĩ Sinh Sản Đạt Năng Suất Cao Đẻ Nhiều Trứng
Việc ấp vú không được chủ động vì còn phải phụ thuộc vào vú ấp. Nếu bà con muốn cho vú ấp thì vú ấp phải đẻ trứng cùng thời kỳ với chim trĩ để chúng có thể sẵn sàng ấp trứng của loài khác. Việc ấp vú còn đòi hỏi phải khéo léo để vú ấp không nhận ra là ấp trứng hộ.
2. Ấp máy
Kỹ thuật ấp trứng chim trĩ bằng máy là một cách ấp hiện đại tiện ích nhất hiện nay bởi có thể ấp được nhiều trứng cùng lúc và không cần chờ đợi vú ấp hộ cùng thời kỳ sinh sản với chim trĩ mà có thể ấp bất cứ lúc nào. Hiện nay có rất nhiều loại máy ấp trứng, từ loại mini cho đến lớn, tùy vào điều kiện và mục đích sử dụng mà bà con lựa chọn loại phù hợp. Bà con lưu ý trứng chim trĩ ấp bằng máy khoảng 23 ngày thì nở, trong thời gian ấp bằng máy bà con cần theo dõi nhiệt độ và độ ẩm trong máy để điều chỉnh sao cho phù hợp.
Chim trĩ con khi ấp bằng vú ấp hoặc ấp bằng máy ấp trứng sau khi nở ra thường rất yếu ớt, sức đề kháng kém nên rất dễ chết. Bởi vậy, bà con cần chăm sóc trĩ con đúng cách, nên cho trĩ con ở lại trong máy ấp vài ngày trước khi đưa xuống để úm nuôi tiếp.
Chim trĩ mái sau khi đẻ xong cần chăm sóc và cho ăn chế độ hợp lý để chúng có thể đẻ lứa tiếp theo. Chim trĩ mái có thể nuôi để đẻ trứng đến già không giống như gà chỉ đẻ vài lứa đã loại thải. Khi trĩ mái hết khả năng sinh sản, năng suất trứng quá thấp, nuôi thêm chỉ thêm lỗ vốn, trĩ trống già nua, chậm chạp thì bà con sẽ chuyển sang nuôi vỗ béo để lấy thịt.
Chúng tôi rất quan tâm đến trải nghiệm của bà con – và rất muốn nghe thêm về suy nghĩ và kinh nghiệm của bà con. Bà con hãy đăng chúng trong phần bình luận dưới đây hoặc tham gia thảo luận tại Fanpage của Máy Ấp Trứng Tuyên Quang.
Bài viết cùng chuyên mục:
- Các Giống Chim Trĩ Xanh Phổ Biến, Nên Chọn Giống Nuôi Nào Phù Hợp?
- Tìm Hiểu Về Nguồn Gốc, Đặc Điểm Và Cách Nuôi Chim Trĩ 7 Màu
- Trứng Chim Trĩ Là Gì? Công Dụng Của Trứng Chim Trĩ Là Gì?
- Cách Làm Chuồng Nuôi Chim Trĩ Đúng Kỹ Thuật Giúp Trĩ Lớn Nhanh
- Chim Trĩ Đỏ – Loài Chim Đẹp Và Giá Trị Ở Việt Nam
- Đặc điểm Của Chim Trĩ Xanh 7 Màu Và Cách Nuôi Chim Trĩ Hiệu Quả
- Kỹ Thuật Nuôi Chim Trĩ Đỏ Từ Chuyên Gia Cho Hiệu Quả Cao
- Phương Pháp Phòng Và Điều Trị Bệnh Cho Chim Trĩ Hiệu Quả
- Phương Pháp Phòng Bệnh Cho Chim Trĩ Xanh Hiệu Quả
- Cách Chọn Mua Chim Đa Đa Giống Khoẻ Mạnh, Đạt Tiêu Chuẩn