Trang chủ » Kỹ thuật chăn nuôi » Kinh Nghiệm Phòng Trị Bệnh Dịch Tả Cho Đàn Gà Của Bạn

Kinh Nghiệm Phòng Trị Bệnh Dịch Tả Cho Đàn Gà Của Bạn

Bệnh dịch tả là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho đàn gà, có thể gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế nếu không phòng trị kịp thời. Để đảm bảo sự an toàn cho đàn gà của bà con và ngăn ngừa sự lây lan nhanh của bệnh dịch tả. Trong bài viết này Máy Ấp Trứng Tuyên Quang sẽ chia sẻ các kinh nghiệm phòng trị bệnh dịch tả cho đàn gà của bà con hiệu quả cao.

Phòng trị bệnh dịch tả cho đàn gà

1. Bệnh dịch tả ở gà là gì?

Bệnh dịch tả là một căn bệnh truyền nhiễm do các virus thuộc nhóm Paramyxovirus gây ra và tấn công vào các con gà ở mọi lứa tuổi. Các triệu chứng của bệnh đặc trưng như là gây hiện tượng xuất huyết, gây viêm loét đường tiêu hoá. Đặc biệt căn bệnh dịch tả có mức độ lây lan rất nhanh chóng nếu không có biện pháp ngăn cản kịp thời, đàn gà của bà con sẽ bị tổn hại nặng nề, cung như thiệt hại lớn về mặt kinh tế của bà con.

2. Các triệu chứng của bệnh

Thời gian ủ bệnh của bệnh dịch tả ở gà khoảng 5-12 ngày nhưng thường là 5 ngày. Bệnh dịch tả ở gà được phân chia theo 3 thể là: thể siêu cấp tính, thể cấp tính và thể mãn tính. Với từng thể mỗi đàn gà có số triệu trứng khác nhau.

Thể siêu cấp tính: Gà có biểu hiện tím tái và tử vong sau 1-2 giờ đồng hồ. Quá trình phát bệnh khá nhanh, khó nhìn thấy những triệu trứng của bệnh. Thể này hay xảy ra ở đầu ổ dịch.

Thể cấp tính: Ở thể cấp tính, gà có những dấu hiệu, triệu trứng của căn bệnh tả rõ rệt hơn bao giờ hết cụ thể:

  • – Gà bị sốt cao, mệt mỏi, ăn ít nhưng uống nước nhiều, sốt cao khoảng 42 – 43 độ C. Ngoài ra gà có biểu hiện bị khó thở, ho, khò khè, sổ mũi.
  • – Kiểm tra mào và yếm gà chọi, bà con thấy chúng tím bầm. Ở cổ gà chảy nhiều chất nhớt.
  • – Gà ăn không tiêu hoặc bị rối loạn tiêu hoá, diều bị chướng. Khi treo ngược gà lên sẽ thấy có nước mùi thức ăn lên men tiết ra.
  • – Gà bị tiêu chảy phân trắng xanh, trắng xám hoặc nâu đen sau 2-3 ngày phát bệnh.
  • – Đối với gà đẻ sẽ ngừng đẻ trứng hoặc đẻ ít trứng sau khi bị phát bệnh từ 7-21 ngày.
  • – Tỉ lệ gà bị bệnh và tử vong cao từ 40-80%.

Thể mãn tính: Nếu ổ dịch diễn ra trong thời gian lâu sẽ dần chuyển biến sang thể mãn tính. Gà có dấu hiệu bị thần kinh, đầu vẹo sang một bên, cổ còng xuống, di chuyển xoay tròn, mổ trượt thức ăn.

4. Phương pháp phòng bệnh dịch tả cho gà

Hãy phòng bệnh tốt cho đàn gà của bà con để ngăn ngừa tình trạng bị mắc bệnh lây lan diện rộng ra cả trang trại:

Phòng trị bệnh dịch tả cho đàn gà
  • – Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, sử dụng vôi bột rắc quang khu vực nuôi để khử trùng. Bắt gà giống về phải cách ly để theo dõi trước khi nhập đàn.
  • – Nuôi ấp và quản lý tốt, cho gà ăn những thức ăn có chất lượng tốt, giàu chất dinh dưỡng. Cargill đã sản xuất các dòng cám có giá trị dinh dưỡng cao dành cho mỗi giai đoạn phát triển của gà như cám 2101 dùng cho gà từ 1-21 ngày tuổi, cám 2202 dùng cho gà từ 22-42 ngày tuổi, 2203 dùng cho gà từ 43 ngày tuổi trở đi.
  • – Cung cấp thêm vitamin và chất điện giải, đặc biệt VitC cho gà uống giúp tăng sức đề kháng cho gà.
  • – Nên tiêm vaccine đủ cho gà, cần tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất vaccine. Sau đây là một số vaccine khuyến nghị nên sử dụng trong nuôi gà thịt

Phòng bệnh tả ở gà đòi hỏi sự nỗ lực, kiên trì và sự quan tâm kỹ thuật. Bằng cách tuân thủ các biện pháp phòng trị thích hợp và tuân thủ lịch tiêm chủng vacxin để bảo vệ đàn gà khỏi bệnh tả và cải thiện sức khoẻ của chúng.

5. Điều trị bệnh dịch tả cho gà mắc bệnh

Hiện nay bệnh dịch tả ở gà không có thuốc chữa bệnh đặc hiệu. Cách chữa bệnh tốt nhất chính là áp dụng các biện pháp vệ sinh phòng bệnh để ngăn ngừa bệnh dịch bùng phát. Trong trường hợp bệnh dịch tả tái phát thì sẽ dùng thêm các chất điện giải, vitamin C và bổ sung thêm kháng thể để chữa khỏi. Cụ thể như sau:

– Dùng kháng thể Gumboro do Hanvet cung cấp, tiêm vào gà với liều lượng 1 ml-2 ml đối với gà dưới 500g-1000g. Khi gà hết bệnh 5 ngày mới cho tiêm chủng lại.

– Sử dụng các chất điện giải, Vitamin B, C hoà với nước sạch rồi cho gà uống.

– Bà con có thể kết hợp với các loại kháng sinh phổ rộng như Genta-costrim, Tylo-50, Ampi – Septol, Neotestol, K.C.N.D, Colidox – plus để chữa trị.

Bà con lưu ý: Mỗi hãng thuốc phân phối khác nhau ở các tỉnh khác nhau. Bà con có thể ra các trạm thú y mua những loại thuốc có công dụng tương tự nếu không tìm thấy tên các hãng thuốc ở trong bài viết.

Phòng trị bệnh dịch tả cho đàn gà

Trên đây là bài viết Kinh Nghiệm Phòng Trị Bệnh Dịch Tả Cho Đàn Gà Của Bạn. Chúng tôi rất quan tâm đến trải nghiệm của bạn và rất muốn nghe thêm về suy nghĩ và kinh nghiệm của bạn. Bạn hãy đăng chúng trong phần bình luận dưới đây hoặc tham gia thảo luận tại Fanpage của Máy Ấp Trứng Tuyên Quang.

Mời bà con tham khảo các bài viết cùng chuyên mục:

5/5 - (1 bình chọn)

Viết một bình luận