Trang chủ » Kỹ thuật chăn nuôi » Chăn nuôi chim bồ câu » Hướng dẫn nuôi chim bồ câu cho người mới bắt đầu

Hướng dẫn nuôi chim bồ câu cho người mới bắt đầu

Chăn nuôi chim bồ câu là một công việc rất thú vị. Chim bồ câu là loài chim được nuôi trong nhà rất phổ biến và nó mang lại nhiều lợi nhuận. Trên thế giới, mọi người đều công nhận chim bồ câu là biểu tượng của hòa bình.

nuôi chim bồ câu mang lại hiệu quả kinh tế cao

Hầu hết tất cả những người có điều kiện và không gian đều thích nuôi một vài con chim bồ câu trong nhà của họ. Nuôi chim bồ câu không cần tốn nhiều công chăm sóc và không cần nhiều vốn. Thậm chí, bà con cũng có thể nuôi và chăm sóc chúng trong thời gian rảnh rỗi của mình.

Thịt chim bồ câu con rất ngon, có nhiều chất dinh dưỡng và có tác dụng tốt trong việc phục hồi sức khỏe. Bồ câu non cũng có nhu cầu lớn và giá cao. Ngoài ra, nếu nuôi quy mô lớn thì nó là nguồn thu nhập lớn.

Cách nuôi truyền thống không mang lại nhiều lợi nhuận. Hiên nay người ta thường chăn nuôi chim bồ câu theo phương pháp hiện đại mang lại lợi nhuận rất cao. Vì thế, để mau chóng có thành quả trong việc nuôi chim bồ câu, bà con hãy sử dụng các kỹ thuật nuôi hiện đại và chăm sóc đàn chim thật tốt.

Ở đây Máy Ấp Trứng Tuyên Quang mô tả thêm về những lợi thế của việc nuôi chim bồ câu và các bước để bắt đầu và vận hành công việc kinh doanh có thể nói rất béo bở này.

Chăn nuôi chim bồ câu có các ưu điểm và lợi ích sau:

  • Chim bồ câu là loài chim sống trong nhà và rất dễ dàng để xử lý và kiểm soát mọi hoạt động của chúng.
  • Nuôi chim bồ câu thương phẩm là một ý tưởng kinh doanh có từ lâu đời nên bà con có thể dễ dàng tìm nguồn học hỏi và kinh nghiệm chăn nuôi và chăm sóc.
  • Chim mái bắt đầu đẻ từ khi được sáu tháng tuổi, trung bình mỗi tháng một lần và sinh ra hai chim bồ câu con.
  • Chim bồ câu có thể được nuôi dễ dàng trong sân nhà, mái hiên và tận dụng các không gian hợp lý khác.
  • Trứng chim bồ câu có thời gian ấp nở là 18 ngày.
  • Chim bồ câu con có thể xuất chuồng trong vòng 3-4 tuần tuổi.
  • Chuồng nuôi chim bồ câu không cần không gian lớn, bà con có thể sử dụng các vật liệu sẵn có và không tốn nhiều chi phí.

Ưu điểm

  • Đa số trường hợp nuôi chim thả tự do, chim tự kiếm ăn từ tự nhiên nên chi phí thức ăn nuôi chim bồ câu rất thấp.
  • Thịt chim bồ câu rất ngon, rất dinh dưỡng, có nhu cầu và giá trị lớn trên thị trường thực phẩm.
  • Nuôi chim bồ câu cũng rất thư giãn và thú vị. Bạn có thể dành thời gian để theo dõi các hoạt động của chim bồ câu và coi đó như một sự giải trí.
  • Đầu tư vốn ban đầu nhỏ, ít tốn công chăm sóc và thu về lợi nhuận tối đa.
  • Chim bồ câu bị bệnh tương đối ít.
  • Phân chim là một loại phân tốt để bón cây trồng, rau và cây cảnh.
  • Lông chim bồ câu có thể làm một số loại đồ chơi khác nhau.
  • Chim bồ câu ăn nhiều loại côn trùng, giúp giữ cho môi trường an toàn.
  • Chim bồ câu non có một nhu cầu lớn trên thị trường như một chế độ ăn uống tốt cho bệnh nhân.
  • Bạn hoàn toàn có thể nuôi chim bồ câu nhờ tận dụng sức lao động của gia đình. Nó có thể là một nguồn thu nhập tốt cho bà con ở nông thôn.
  • Thịt chim bồ câu rất nhiều chất dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe. Bà con có thể thưởng thức thịt chim bồ câu nếu nuôi chim ngay trong nhà của mình.

Vòng đời của chim bồ câu

Chim bồ câu thường được nuôi theo từng cặp, một trống một mái. Một cặp chim bồ câu trống và mái ở bên nhau trọn đời. Chúng có thể sống trong khoảng 12 đến 15 năm.

Con trống và con mái cùng nhau nhặt rơm, cỏ và xây tổ nơi chúng sinh sống. Chim bồ câu mái bắt đầu đẻ trứng khi được 5-6 tháng tuổi. Chúng đẻ hai quả trứng mỗi lần và có khả năng đẻ trong khoảng 5 năm hoặc hơn.

Cả chim bồ câu trống và chim mái đều ấp trứng. Bình thường sau khoảng 17 đến 18 ngày thì trứng nở thành chim non.

Dạ dày của chim bồ câu con chứa sữa, sữa này nuôi chúng trong khoảng 4 ngày. Chim bồ câu mái nuôi con trong mười ngày đầu tiên. Sau đó, họ bắt đầu tự dùng thức ăn bổ sung từ tự nhiên như sâu bọ, côn trùng. Sau 26 ngày tuổi, chim non trở thành chim trưởng thành.

Bắt đầu chăn nuôi chim bồ câu như thế nào?

Kinh doanh chăn nuôi chim bồ câu rất dễ dàng và đơn giản. Ngay cả những người mới bắt đầu cũng có thể nuôi một số chim bồ câu.

Ở đây Máy Ấp Trứng Tuyên Quang chia sẻ kinh nghiệm về việc bắt đầu và vận hành thành công một công việc nuôi bồ câu ở quy mô hộ gia đình và trang trại nhỏ.

Chọn giống bồ câu tốt

Trên thế giới hiện tại có khoảng ba trăm giống chim bồ câu khác nhau. Nhìn chung, các giống chim bồ câu được xếp vào 2 loại, với 2 mục đích sử dụng chính:

  • Chim bồ câu nuôi lấy thịt: White king , Texona, Silver king, Gola , Lokha,…
  • Chim bồ câu nuôi làm cảnh: Moyurponkhi, Shirazi, Lohore, Fantail , Jacobin , Frillback , Modena , Trumpeter , Trubit, Mukhi, Giribaz , Templar, Lotal, v.v…

Nói chung, nuôi lấy thịt là mục đích chính của việc nuôi chim bồ câu. Thịt chim bồ câu con ngon và mềm hơn thịt chim trưởng thành. Dưới dây là trọng lượng của một số giống chim bồ câu lấy thịt:

Tên giốngChim trưởng thành (g)Chim con (g)
White King755500
Carneau700450
Bồ câu đưa thư730400
Bồ câu Pháp750550
Bồ câu Thụy Sĩ800600

Làm chuồng chăn nuôi chim bồ câu

Chuồng nuôi chim bồ câu

Chuồng nuôi là yếu tố rất quan trọng đối với việc chăn nuôi chim bồ câu. Khi làm chuồng bà con hãy đảm bảo các nguyên tắc sau đây:

  • Đặt chuồng ở vị trí cao. Điều này giúp chim bồ câu tránh được các động vật ăn thịt như chó, mèo, chuột, rắn và một số loại động vật ăn thịt có hại khác.
  • Đảm bảo thông thoáng và nhiều ánh sáng trong chuồng.
  • Đảm bảo không cho nước mưa chảy trực tiếp vào trong chuồng.
  • Chuồng có thể được làm bằng bằng gỗ mỏng , tre hoặc bằng các vật liệu có sẵn khác.
  • Không gian cho mỗi con chim bồ câu đảm bảo kích thước tối thiểu: dài khoảng 30 cm, cao 30 cm và rộng 30 cm.
  • Mỗi ngăn của chuồng nuôi chim bồ câu phải có đủ tiện nghi để cho hai chim bồ câu ở.
  • Chuồng chim được thiết kế liền kề nhau và có nhiều mặt thoáng.
  • Cửa mỗi phòng có kích thước 10 × 10 cm.
  • Luôn luôn giữ cho chuồng chim khô ráo và sạch sẽ.
  • Dọn dẹp chuồng chim một hoặc hai lần mỗi tháng.
  • Để máng thức ăn và máng nước gần chuồng.
  • Để một ít rơm rạ gần chuồng để chim bồ câu có thể làm chỗ ngủ cho chúng.
  • Để nước và cát gần chuồng để chim tắm.

Cho ăn

Trong kinh doanh chăn nuôi chim bồ câu thương phẩm, khâu quan trọng nhất là cho chim ăn thức ăn chất lượng và bổ dưỡng.
Chim bồ câu thường ăn lúa, ngô, gạo, men bia, các hạt họ đậu, v.v… Để thức ăn trước chuồng nuôi và để chim ăn bao nhiêu tùy thích.
Bà con có thể cho chim ăn cám tổng hợp để chim phát triển ổn định, có sức khỏe, sức đề kháng tốt và sinh sản đều.

Bà con cũng có thể cho chúng ăn cám tổng hợp cho gà. Hàm lượng protein trong thức ăn cho chim bồ câu nên chứa khoảng 15-16%.

Mỗi con chim bồ câu cần tiêu thụ khoảng 35-50 gam thức ăn hạt/ ngày. Để bồ câu con phát triển nhanh và đảm bảo dinh dưỡng giúp cho chim trưởng thành, bà con cho chim ăn vỏ sò, đá vôi, bột xương, muối, hỗn hợp khoáng v.v … trộn cùng với thức ăn thông thường.

Cùng với đó, hàng ngày hãy cho chim ăn một lượng rau xanh. Bà con có thể tham khảo bảng thức ăn cho chim bồ câu như sau:

Thành phần thức ăn chăn nuôiKhối lượng (kg)
Thóc2,8 kg
Ngô2,2 kg
Hạt đậu nành0,8 kg
Cám gạo1,8 kg
Muối ăn0,4 kg

Cho chim bồ câu con ăn gì

chim bồ câu mái đang cho con ăn

Chim bồ câu con không cần cho ăn trong 4-7 ngày đầu. Chúng lấy sữa trong dạ dày của chim bố mẹ (sữa bồ câu).

Chim bồ câu trống và chim mái thường nuôi con theo cách này trong khoảng 10 ngày. Sau đó, chim con có thể bay và có thể ăn thức ăn của riêng mình. Bà con hãy để thức ăn tươi và nước sạch gần chuồng của chúng, chăn nuôi chim bồ câu tốt.

Nước uống

Để máng nước gần chuồng. Chim sẽ uống và tắm từ máng nước đó. Vệ sinh máng nước hàng ngày. Luôn cố gắng cung cấp đủ lượng nước sạch cho chim.

Bệnh tật và vấn đề sức khỏe của chim

Giống như các loại gia cầm nuôi khác như gà, vịt, …, chim bồ câu cũng dễ mắc một số bệnh và gặp các vấn đề sức khỏe khác.

Tuy vậy, chim bồ câu ít mắc bệnh hơn bất kỳ loài gia cầm nào khác. Chim có thể bị bệnh lao, thương hàn, dịch tả, thủy đậu, bệnh lâu năm, bệnh cúm, v.v.

Chim cũng có thể bị nhiều bệnh do rận và các bệnh liên quan đến thiếu chất dinh dưỡng. Luôn thực hiện các phương pháp phòng ngừa để kiểm soát bệnh tật.

Gọi cho bác sĩ thú y hoặc người có kinh nghiệp ngay lập tức, nếu bà con nhận thấy bất kỳ bệnh hoặc vấn đề sức khỏe nào ở chim bồ câu trong trang trại của mình.

Chăm sóc và quản lý đàn chim

Chăm sóc chim bồ câu tốt là rất quan trọng đối với việc kinh doanh chăn nuôi chim bồ câu. Chăm sóc tốt không chỉ giúp chim phát triển tốt hơn, ổn định hơn mà còn giúp chúng khỏe mạnh và sinh sản tốt.

Vì vậy, hãy cố gắng chăm sóc những chú chim thật tốt. Bà con cần thực hiện một số nhiệm vụ sau:

  • Luôn cố gắng làm theo lời khuyên từ bác sĩ thú y hoặc người có kinh nghiệm.
  • Luôn cố gắng giữ cho chuồng chim sạch sẽ và không có mầm bệnh. Đảm bảo vệ sinh là điều bắt buộc để giữ cho chim bồ câu của bà con khỏe mạnh.
  • Nuôi cách ly chim bị bệnh với những con khỏe mạnh tới khi chúng hoàn toàn khỏi bệnh.
  • Tiêm phòng kịp thời cho chim.
  • Giữ cho chim không bị nhiễm giun.
  • Cho chúng ăn cám tổng hợp để ngăn ngừa các bệnh thiếu dinh dưỡng.
  • Sử dụng thuốc để trừ rận cho chim.

Tiếp thị khi chăn nuôi chim bồ câu

Tiếp thị là một phần quan trọng khác giúp việc kinh doanh chăn nuôi chim bồ câu của bà con thành công. Bởi vì trang trại của bà con có thể sẽ không có nhiều lợi nhuận nếu không được tiếp thị đúng cách. Vì vậy hãy cố gắng xác định đầu ra trước khi bắt đầu nuôi chim. Rất có thể, bà con sẽ cung cấp chim cho các nhà hàng, các đầu mối hoặc lái buôn khác.

Trên đây là các bước phổ biến để bắt đầu và vận hành một trang trại chim bồ câu thành công. Hy vọng hướng dẫn này giúp bà con có thêm tự tin để bắt đầu chăn nuôi chim bồ câu!

Chúc bà con chăn nuôi thành công!

Bà con có thể tham khảo các bài viết khác cùng chuyên mục:

Tham gia thảo luận tại Fanpage Máy Ấp Trứng Tuyên Quang.

5/5 - (1 bình chọn)

1 bình luận về “Hướng dẫn nuôi chim bồ câu cho người mới bắt đầu”

Viết một bình luận