Giống Trĩ sao Việt Nam hay còn gọi là trĩ sao An Nam là một trong hai phân loài của loài trĩ sao, phân loài còn lại là trĩ sao Mã Lai. Chúng phân bố chủ yếu ở Nghệ An (Con Cuông, Quỳ Châu), Hà Tĩnh, , Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Kontum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng (núi Bi Đúp). Trĩ sao là một trong những loài chim rất đẹp tồn tại trong thiên nhiên hoang dã ở Việt Nam.
Đặc điểm của giống chim trĩ sao
Trĩ sao có loài chim kích thước tương đối lớn, những con chim lớn có thể dài tới 235 cm. Trĩ trống vào năm thứ 3 bắt đầu trổ mã đuôi chỉ đạt kích thước tối đa vào năm thứ 6. Chim trống khi trưởng thành có mào lông ở trên đầu lên tới 60mm, có màu nâu tối kết hợp với các chấm trắng nâu hung đen.
>> Xem thêm: Các Giống Chim Trĩ Phổ Biến
Lông mày của chúng có màu trắng và rộng. Trên lưng và đuôi màu nâu thẫm, cóa vài chỗ phớt hung. Màu lông phần bụng gần giống với màu lông trên lưng nhưng lẫn nhiều màu hung thẫm hơn. Chúng có lông đuôi dài, đặc biệt hai lông đuôi giữa có thể dài tới 1500mm. Đây là một trong số các loài chim có lông vũ dài nhất được ghi nhận. Trĩ mái cũng giống như trĩ trống nhưng kích thước nhỏ hơn. Mào lông thưa và ngắn hơn ở trĩ trống. Phần đuôi cũng ngắn hơn và hai lông đuôi giữa không có dài như con trống.
Do chúng có bộ lông màu nâu hoặc xám đen phối hợp với rất nhiều đốm trắng nhỏ, trông giống như bầu trời sao chính vì vậy có tên gọi là trĩ sao. Trĩ sao có mỏ màu đỏ, đầu nhỏ, trên đỉnh đầu có các lông vũ màu trắng dựng đứng tại khu vực mào. Một số cá thể trông rất đẹp với bộ lông màu vàng da bò và đen kết hợp với các đốm nâu sẫm, mống mắt nâu và xung quanh mắt có lớp da màu xanh lam.
Tập tính
Trĩ sao là phân loài chim nhút nhát và nhìn thấy người thường lảng tránh. Chúng sinh sống chủ yếu trong các khu rừng thuộc Việt Nam, Lào. Thức ăn chú yếu của của loài trĩ sao là lá cây, hoa quả, hạt quả cây, hạt cỏ, sâu bọ, dòi, nhộng và các động vật nhỏ. Nhưng thức ăn yêu thích nhất của chúng là các loại quả mềm cỡ nhỏ thuộc chi Ficus, ngoài ra còn có các động vật nhỏ, côn trùng, giun đất. Trĩ sao sinh sống và kiếm ăn ở các khu rừng nguyên sinh, thứ sinh hoặc trên các đỉnh và sườn đồi có độ dốc khác nhau ở độ cao từ 100-1000m. Chúng ta có thể nghe được tiếng kêu của Trĩ sao ở khoảng cách rất xa. Tập tính của trĩ sao cũng giông như các loài trĩ khác là ban ngày kiếm ăn trên mặt đất, ban đêm thường bay lên các cành cây để ngủ. So với các loài trĩ khác trĩ sao thường chúng ngủ ở các cành có độ cao nhất.
Sinh sản của trĩ sao
Trĩ sao thường đẻ vào khoảng từ tháng 4–8 hàng năm. Đầu mùa sinh sản các con trống sẽ biễu diễn để tán tỉnh các con mái bạn tình tiềm năng. Trĩ sao mỗi lứa đẻ 2-3 trứng, trứng có hình bầu dục, một đầu to một đầu nhỏ, vỏ trứng màu nâu nhạt có nhiều chấm nâu ở đầu to. Khối lượng trung bình của 3 quả là 75,17g. Thời gian ấp đến khi trứng nở là 24 ngày.
Chúng tôi rất quan tâm đến trải nghiệm của bà con – và rất muốn nghe thêm về suy nghĩ và kinh nghiệm của bà con. Bà con hãy đăng chúng trong phần bình luận dưới đây hoặc tham gia thảo luận tại Fanpage của Máy Ấp Trứng Tuyên Quang.
Bài viết cùng chuyên mục:
- Tìm Hiểu Về Nguồn Gốc, Đặc Điểm Và Cách Nuôi Chim Trĩ 7 Màu
- Trứng Chim Trĩ Là Gì? Công Dụng Của Trứng Chim Trĩ Là Gì?
- Cách Làm Chuồng Nuôi Chim Trĩ Đúng Kỹ Thuật Giúp Trĩ Lớn Nhanh
- Chim Trĩ Đỏ – Loài Chim Đẹp Và Giá Trị Ở Việt Nam
- Đặc điểm Của Chim Trĩ Xanh 7 Màu Và Cách Nuôi Chim Trĩ Hiệu Quả
- Kỹ Thuật Nuôi Chim Trĩ Đỏ Từ Chuyên Gia Cho Hiệu Quả Cao
- Phương Pháp Phòng Và Điều Trị Bệnh Cho Chim Trĩ Hiệu Quả
- Phương Pháp Phòng Bệnh Cho Chim Trĩ Xanh Hiệu Quả
- Các Giống Chim Trĩ Xanh Phổ Biến, Nên Chọn Giống Nuôi Nào Phù Hợp?
- Cách Chọn Mua Chim Đa Đa Giống Khoẻ Mạnh, Đạt Tiêu Chuẩn