Tại Việt Nam, bên cạnh các giống gà nội địa có lịch sử lâu dài còn có các giống gà được nhập từ nước ngoài. Mỗi giống gà sẽ có các đặc điểm và giá trị kinh tế khác nhau.
1. Gà ri
Gà ri phù hợp chăn nuôi ở phổ biến nhất ở miền Bắc, miền Trung (ở miền Nam ít hơn).
Đặc điểm ngoại hình: Lông gà có màu phong phú đa dạng. Gà ri có thân nhỏ, chân ngắn. Phần đông gà mái có đốm đen ở cổ, đuôi và đầu cánh, có lông màu nâu nhạt hoặc vàng đất hoặc vàng rơm. Lông gà trống thường có màu đỏ thẫm, lông đuôi có màu đen và dài; lông bụng có màu đỏ nhạt hoặc vàng đất. Da gà màu vàng hoặc trắng, chân vàng. Con trống có mào cờ phát triển hơn con mái, màu đỏ và có răng cưa. Tích và dái tai màu đỏ. Chân có hai hàng vẩy xếp lớp màu vàng.
Giá trị kinh tế: Gà mái nuôi một năm tuổi thường nặng từ 1,2 – 1,5kg, 4 – 5 tháng tuổi thì gà mái bắt đầu đẻ. Sức đẻ khoảng từ 100 – 120 trứng, trứng có vỏ màu trắng nặng 40 – 45g. Gà đẻ theo từng đợt 15 – 20 trứng, trứng có hàm lượng dinh dưỡng cao, sau đó nghỉ đẻ và đòi ấp. Thời gian ấp trứng khoảng 1 tháng. Gà ri chăm con tốt. Gà trống ba tháng tuổi thì biết gáy. Gà trống một năm tuổi nặng 1,5 – 2kg.
Thịt gà ri thơm, ngon, dai, có màu trắng, sợi cơ nhỏ, mịn, xương cứng.. Sức kháng bệnh tốt, dễ nuôi. Thông thường để tăng 1kg trọng lượng gà tiêu tốn khoảng 2,5 – 3,5 kg thức ăn.
2. Giống gà nội địa – Gà Đông Tảo
Gà Đông tảo ( hay Đông Cảo) là loài gà nuôi cổ truyền của xã Đông Tảo thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
Đặc điểm ngoại hình: đặc điểm nổi bật của loại gà này là cặp chân to, thô và xấu xí. Gà trống có lông màu mận chín pha màu đen hoặc màu đỏ mận. Lông phần cổ và cánh gà mái thường có pha trộn những chiếc lông nhiều màu sắc khác nhau. Gà mái cũng có mào, to bằng 1/3 so với gà trống. Da gà có màu đỏ.
Chỉ tiêu kinh tế: Khi trưởng thành gà Đông Tảo có trọng lượng từ 3–6 kg. Nuôi một năm đến 1 năm rưỡi mới có thể cho thịt. Sản lượng trứng không cao (70 trứng/ 10 tháng), trứng nặng 48-55g. Gà bắt đầu đẻ khi được 160 ngày tuổi.
3. Gà Hồ
Gà Hồ là một giống gà quý ở Việt Nam, nuôi nhiều ở thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Gà Hồ cũng là một linh vật động vật của Việt Nam.
Đặc điểm ngoại hình: Gà Hồ có ngoại hình cao to hơn đa số các giống gà nội địa khác. Gà trống có hai màu lông chính là màu đen ánh xanh và màu đỏ mận. Gà mái thường có lông là màu đất sét, màu lông chim sẻ hoặc màu vàng nâu. Thân hình cao to, chắc khỏe, chậm chạp.
Chỉ tiêu kinh tế: Trọng lượng gà mái khi trưởng thành có thể đạt từ 3,5 -4 kg, con trống đạt 4,5-4,5 kg. Nuôi khoảng 6 tháng thì có thể đạt tới trọng lượng thịt. Gà mái đẻ 40 – 50 trứng / năm. Gà được 6-8 tháng tuổi thì bắt đầu đẻ. Do ngoại hình to nên ấp trứng vụng và thường không nở hết. Do đó, người ta thường sử dụng máy ấp trứng để đảm bảo tỷ lệ trứng nở.
4. Giống gà nội địa – Gà mía
Gà mía là một giống gà nội địa có nguồn gốc từ xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội.
Đặc điểm ngoại hình: Là giống gà hướng thịt, ngoại hình to, thô. Con trống có màu lông đỏ sẫm, lông đuôi màu đen. Gà mái có lông màu vàng nhạt xen lông đen ở cánh đuôi, lông cổ thường có màu nâu.
Giá trị kinh tế: Khi trưởng thành, gà có trọng lượng đạt tới: 2,5 – 3 kg, gà trống đạt 4,4 kg. Nuôi khoảng 4 tháng thì gà có thể đạt tới trọng lượng thịt. Sản lượng trứng không cao, khoảng 55 trứng/ năm. Gà mái bắt đầu đẻ khi được khoảng 7 -8 tháng tuổi.
5. Gà tàu vàng
Gà tàu vàng được du nhập vào Việt Nam từ xa xưa. Hiện nay chúng được nuôi dưỡng chủ yếu ở phía Nam Việt Nam và hoàn toàn là một giống gà bản địa của Việt Nam.
Đặc điểm ngoại hình: Phần lớn gà có lông màu vàng rơm. Thịt thơm ngon, rắn chắc.
Chỉ tiêu kinh tế: Gà tàu vàng có khối lượng khoảng từ 3-4kg/con trưởng thành. Nuôi gà khoảng 6 tháng thì gà có thể dạt tới trọng lượng thịt. Gà đẻ bình quân khoảng 60 – 70 trứng/ năm. Gà mái thích ấp và nuôi con giỏi và bắt đầu đẻ khi được 6 tháng tuổi. Gà Tàu vàng thích hợp với nhiều loại hình chăn nuôi, trong đó thích hợp nhất là loại hình nuôi gà thả vườn.
6. Gà ác
Đặc điểm ngoại hình: gà ác có lông trắng, nhưng toàn bộ da, mắt, thịt, chân và xương đều có màu đen. Chân gà ác có 5 ngón.
Giá trị kinh tế: Thịt gà ác rất bổ dưỡng, có chứa các amino acid cần thiết cho cơ thể, giúp tăng khả năng miễn dịch và chống lão hóa. Gà mái trưởng thành có thể đạt 0,5 – 0,6 kg, gà trống 0,7 – 0,8 kg. Gà mái đẻ ít, chỉ đẻ 1 – 2 trứng/ lứa, 70 – 80 quả/ năm.
Xem thêm
Kỹ thuật nuôi gà ác
7. Giống gà nội địa – Gà tre
Gà tre là một giống gà nội địa phổ biến tại khu vực Tây Nam Bộ, thường nuôi làm cảnh.
Đặc điểm ngoại hình: Gà có ngoại hình nhỏ, lông sặc sỡ, nhanh nhẹn, thịt thơm ngon (nhiều nơi cũng nuôi để làm cảnh).
Chỉ tiêu kinh tế: Trọng lượng trưởng thành gà mái: 0,4 – 0,6 kg, gà trống: 0,5 – 0,8 kg. Gà mái đẻ 50 – 60 trứng/ năm, trứng nhỏ, nặng khoảng 21g.
8. Gà nòi
Gà nòi là một giống gà nội địa của nước ta, chuyên phục vụ cho nhu cầu chọi gà.
Đặc điểm ngoại hình: Gà nòi có khí chất cương mãnh, ngoại hình hùng dũng, oai vệ, là một trong những giống gà tiêu biểu của Việt Nam.
Chỉ tiêu kinh tế: gà mái trưởng thành nặng 2,0 – 2,5 kg, gà trống nặng tới 3,0 – 4,0 kg. Gà có thể thịt khi được 5 tháng tuổi, sản lượng trứng bình quân (50 – 60 trứng/ năm). Gà bắt đầu đẻ khi được 7 tháng tuổi. Con trống có thể được dùng để lai với gà Ri và các giống gà khác để sản xuất gà nuôi thịt.
Xem thêm
- Cách Nuôi Gà Con 1 Tháng Tuổi: Bí Quyết Chăm Sóc Hiệu Quả
- Bí Quyết Nuôi Gà Con Khỏe Mạnh Theo Dân Gian
- Hướng Dẫn Cách Chữa Gà Bị Khò Khè Bằng Tỏi
- Cách Chăm Sóc Gà Vào Mùa Đông Hiệu Quả
- Chăm Sóc Gà Đá Trong Mùa Lạnh: Cách Giữ Ấm, Chống Bệnh Cho Gà
- Chế Độ Nuôi Gà Đá Hay, Đá Khoẻ Cân Mọi Trận Đấu
- Cách Chọn Giống Gà H’Mông: Hướng Dẫn Chi Tiết Cho Người Nuôi
- Kỹ Thuật Nuôi Gà H’Mông Đơn Giản Nhưng Mang Lại Kết Quả Bất Ngờ
- Kỹ Thuật Nuôi Gà Hậu Bị: Hướng Dẫn Chi Tiết Cho Người Chăn Nuôi
- Kỹ Thuật Nuôi Gà Giò Thành Công: Tiết Kiệm Chi Phí, Tăng Sản Lượng