Trang chủ » Kỹ thuật chăn nuôi » Giống Chim Trĩ Xanh – Giới Thiệu Đặc Điểm Và Tập Tính Sinh Sản

Giống Chim Trĩ Xanh – Giới Thiệu Đặc Điểm Và Tập Tính Sinh Sản

Giống Chim trĩ xanh có nguồn gốc từ Nhật Bản và đã được du nhập vào Việt Nam. Chim trĩ xanh có bộ lông tuyệt đẹp, nhất là chim trĩ đực nên chúng rất được yêu thích. Dòng chim này tuy đã xuất hiện ở Việt Nam cũng đã lâu nhưng nguồn giống thuần chủng trĩ xanh còn khá hạn chế. Đối với các dòng trĩ xanh lai có màu lông không đẹp bằng trĩ thuần chủng, đuôi ngắn hơn khoảng 20cm, giá trị dinh dưỡng cũng không cao bằng trĩ thuẩn chủng.

giống Chim Trĩ Xanh giá bao nhiêu? Nuôi thế nào? Mua ở đâu uy tín?

Hiện nay mô hình nuôi chim trĩ xanh mang lại hiệu quả kinh tế cao. Giá bán một cặp dao động từ vài trăm đến vài triệu đồng. Với trĩ nuôi làm cảnh giá thậm chí có thể lên tới cả chục triệu đồng, tuỳ thuộc vào sự độc lạ và hiếm của đôi chim. Chim trĩ xanh ngoài giá trị thẩm mỹ ra thì lông của chúng còn được sử dụng để làm một số sản phẩm lông vũ cao cấp. Bên cạnh đó, thịt của chúng cũng được dùng để chế biến những món ăn bổ dưỡng.

1. Đặc điểm của giống chim trĩ xanh

Chim trĩ xanh có bộ lông rất đẹp, màu xanh óng, pha trộn với màu đỏ, vàng, tím rất bắt mắt.

+ Chim trống có bộ lông màu xanh biếc cùng với những vệt tơ vàng. Lông ở bụng dưới có màu xanh đen, hai bên ánh xanh đậm. Lông ở trên cổ có màu tím than cùng với mảng da trần màu đỏ tươi ở trên mặt. Đặc biệt chim trĩ thuần chủng có bộ đuôi dài màu nâu hạt dẻ vằn đen rất độc đáo là điểm đẹp nhất của chúng.

+ Chim mái uy không có nhiều màu sắc như chim trống, nhưng bộ lông của chim mái cũng rất đẹp thường là màu hạt dẻ đậm pha với sắc xanh. Đuôi chim mái thường ngắn hơn so với chim trống.

So với giống trĩ đỏ thì trĩ xanh có bộ lông có phần ấn tượng hơn, chiều dài khoảng 80-90cm tính cả đuôi.

>> Xem thêm: Giống chim Trĩ sao và các đặc điểm

2. Tập tính sinh sản của giống chim trĩ xanh

Chim trĩ xanh đẻ lứa đầu tiên khi được 8-9 tháng tuổi, trung bình 1 năm chúng sẽ đẻ trứng 2 lần. Nếu nuôi theo đàn, tỷ lệ ghép lý tưởng thường là 1 chim trống với 4 chim mái.

Chim Trĩ xanh

Chim trĩ xanh mái có tập tính là sau khi đẻ xong rất lười ấp trứng, cũng giống như loài tu hú tỷ lệ trứng nở rất thấp. Vì vậy, để trứng đạt tỉ lệ nở cao cần có sự hỗ trợ từ người nuôi. Có hai cách ấp trứng là ấp vú và ấp máy.

Ấp vú: Nhờ vật nuôi khác như bồ câu, gà tre, gà ta … ấp trứng hộ. Gà mỗi lần ấp được khoảng 10-20 quả còn bồ câu mỗi lần chỉ ấp được tối đa 3 quả. Khi trứng nở thành chim non thì chuyển chuồng để úm tránh tình trạng trĩ xanh con bị gà hoặc bồ câu đạp chết.    Ấp máy: Dùng máy ấp trứng gia cầm để ấp. Sau khi ấp máy chim con nở khá yếu nên cần ấp thêm một vài ngày, sau đó mới nuôi trong chuồng úm. Ấp trứng bằng máy có ưu điểm là ấp được nhiều trứng, thời gian ấp nhanh và tỷ lệ nở trứng nở cao hơn so với cách ấp thủ công.

Chúng tôi rất quan tâm đến trải nghiệm của bà con – và rất muốn nghe thêm về suy nghĩ và kinh nghiệm của bà con. Bà con hãy đăng chúng trong phần bình luận dưới đây hoặc tham gia thảo luận tại Fanpage của Máy Ấp Trứng Tuyên Quang.

Bài viết cùng chuyên mục:

Đánh giá post

Viết một bình luận