Trong chăn nuôi gà dù ở quy mô lớn hay nhỏ thì hầu hết mọi nơi đều nuôi trên nền trong gian đoạn gà con. Khi nuôi gà trên nền, để giúp cho gà mau lớn, giảm bệnh tật, mang lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi thì chúng ta cần biết cách xử lý chất độn chuồng đúng kỹ thuật. Chất độn chuồng có vai trò giúp chuồng gà luôn khô ráo, đồng thời gà không bị lạnh chân và ít bệnh tật.
Gà không bị lạnh chân sẽ hạn chế được bệnh ỉa chảy. Chuồng trại chăn nuôi gà nếu khô ráo sẽ giúp cho gà tránh được nhiều bệnh đường hô hấp. Phôi bào hoặc trấu là hai nguyên liệu phổ biến được dùng làm chất độn chuồng. Các nguyên liệu khác dùng để thay thế phoi bảo hoặc trấu như rơm rạ, cỏ tranh, cói khô băm nhỏ (1-2 cm) cũng mang lại hiệu quả tốt.
Gà thải phân và nước tiểu ra cùng một lúc từ lỗ huyệt, vì vậy chất độn chuồng phải có tính chất hút nước tốt. Chất độn chuồng tốt nhất là phoi bào, nhưng tránh dùng phoi bào của gỗ lim vì phoi bào gỗ lim khi tiếp xúc với phân gà sẽ tạo ra khí độc gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của gà. Các chất độn chuồng còn lại như rơm rạ, trấu, lá cây, cỏ tranh, cói khô thì tính chất hút nước kém, dễ bị nấm mốc. Nếu sử dụng các nguyên liệu này thì phải thay thường xuyên.
>> Xem thêm: Úm Và Chăm Sóc Gà Con Cần Lưu Ý Những Gì Để Gà Lớn Nhanh
Tuỳ thuộc vào tính chất nền chuồng, thời tiết, số đầu gà, mức độ thông thoáng, quá trình chăm sóc nuôi dưỡng và thời gian nuôi mà nên dùng nhiều hay ít chất độn chuồng. Với lớp độn chuồng bằng phoi bào đỏ dày 15-20cm, gà có thể phát triển từ khi cho vào chuồng đến 45-50 ngày tuổi mà không cần phải thay lớp độn chuồng. Hoặc nếu có thì chỉ thay thế độn chuồng chỗ máng nước chảy ra. Nếu lớp phoi bào mỏng chỉ được 8-10 cm thì ta phải thay lớp khác sau 3-4 tuần.

Lớp độn chuồng có thể kéo dài thời gian sử dụng thêm 1-2 tuần vào mùa có khí hậu khô ráo. Nhưng vào mùa có độ ẩm cao, thường xuyên mưa phùn, nền chuồng không thoát được hơi nước thì thời gian thay chất độn chuồng phải sớm hơn 1-2 tuần. Nói chung, ta phải thay lớn độn chuồng khi thấy chất độn chuồng không thể tiếp tục đảm bảo chuồng trại trong tình trạng khô ráo. Gà là loài gia cầm thích khô ráo, không ưa ẩm ướt, do đó tùy tình hình cụ thể của chuồng nuôi mà quyết định thay chất độn chuồng vào lúc nào, miễn là chuồng và nền chuồng gà luôn luôn khô ráo là được.
Chú ý: Các chất độn chuồng trước khi đưa vào chuồng để sử dụng phải được phơi thật khô. Đồng thời phun thuốc khử trùng theo tỷ lệ: 100-150kg chất độn, dùng 1-2 lít formon 1% phun đi, phun thật đều rồi phơi lại. Sau khi độn chuồng khô thì cho vào bao tải, bảo quản nơi khô ráo hoặc đưa luôn vào chuồng nuôi nếu chuồng nuôi đó đã được làm vệ sinh, khử trùng sạch sẽ.
Chúng tôi rất quan tâm đến trải nghiệm của bà con – và rất muốn nghe thêm về suy nghĩ và kinh nghiệm của bà con. Bà con hãy đăng chúng trong phần bình luận dưới đây hoặc tham gia thảo luận tại Fanpage của Máy Ấp Trứng Tuyên Quang.
Bài viết cùng chuyên mục:
- Cách Nuôi Gà Đông Tảo Tiết Kiệm Chi Phí, Hiệu Quả Cao
- Kỹ Thuật Nuôi Gà Rừng Thuần Chủng Hiệu Quả, Tăng Năng Suất
- Hướng Dẫn Chẩn Đoán và Điều Trị Các Bệnh Ở Gà Chọi
- Gà Con Nở Bao Lâu Thì Cho Uống Nước? Cách Chăm Sóc Hiệu Quả
- Hướng Dẫn Cách Nuôi Dưỡng Và Chăm Sóc Gà Con Hiệu Quả
- Các Loại Thảo Dược Kiểm Soát Bệnh Và Tăng Cường Miễn Dịch Cho Gia Cầm
- Phương Pháp Chữa Bệnh Tiêu Chảy Ở Gà Đẻ
- Kỹ Thuật Nuôi Gà Thả Vườn Lấy Trứng Hiệu Quả Áp Dụng Ngay
- Cách Nuôi Gà Chọi Nhanh Lớn, Chiến Khỏe
- Các Đặc Điểm Và Kỹ Thuật Nuôi Gà Mía Lai Hiệu Quả