Úm gà con là một giai đoạn rất quan trọng trong chăn nuôi. Để gà con có thể nhanh chóng thích nghi tốt với các điều kiện tự nhiên, ta cần điều chỉnh các yếu tố nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, thức ăn và chế độ chăm sóc hợp lý. Trong bài viết này, Máy Ấp Trứng Tuyên Quang sẽ chia sẻ với bà con, các hộ chăn nuôi, chủ trang trại cách úm gà con mới nở hiệu quả nhất.
Các dụng cụ, thiết bị để úm gà con
Trước khi úm gà con, bà con cần chuẩn bị và vệ sinh, sát trùng sạch sẽ các dụng cụ và trang thiết bị như quây úm, đèn sưởi, chất độn chuồng, máng ăn, máng uống cho gà con.
Chuẩn bị chuồng úm, lồng úm
Chuồng úm để úm gà con cần được đặt và thiết kế ở một khu riêng biệt. Chuồng úm cần đảm bảo xây dựng nơi cao ráo, mùa đông kín gió ấm áp, mùa hè thoáng mát. Xung quanh chuồng úm cần thiết kế rèm che để đảm bảo không có gió lùa, mưa tạt.
Bà con có thể sử dụng các vật liệu có sẵn như tre, nứa, bìa cứng, vải bạt, thùng giấy… để làm chuồng úm. Sử dụng các vật liệu quây thành từng ô để úm gà. Kích thước chuồng úm cho khoảng 100 gà con là cao khoảng từ 45 – 50 cm, đường kính từ 1,5m.
Tùy theo số lượng gà con mà bà con có thể chia thành từng lô để úm. Lô nhỏ úm khoảng 40 – 50 con, lô lớn úm khoảng 250 – 400 con.
Đèn sưởi ấm
Thiết bị sưởi ấm phổ biến là đèn sưởi điện, là thành phần quan trọng trong công việc úm gà con. Hiện nay nhiều bà con chăn nuôi sử dụng hai loại bóng đèn chính để úm gà, đó là bóng đèn dây tóc và bóng đèn hồng ngoại. Bóng đèn dây tóc có ưu điểm là cung cấp nhiều ánh sáng cho gà, ưu điểm của đèn hồng ngoại là nhiệt lượng tỏa ra cao, an toàn hơn và tiết kiệm điện hơn. Cần chú ý độ tuổi và biểu hiện của đàn gà con trong chuồng để treo đèn úm với khoảng cách và độ cao hợp lý. Giữ ấm cho gà con mới nở là cực kỳ quan trọng.
Ngoài bóng đèn dây tóc và bóng đèn hồng ngoại, hiện nay một số bà con sử dụng máy sưởi dầu để thay thế. Ưu điểm của máy sưởi dầu là có khả năng làm ấm nhanh, không khô da. Máy sưởi dầu không đốt cháy oxy trong không khí cho nên an toàn cho gia súc gia cầm, vật nuôi và không ô nhiễm môi trường.
Chất độn chuồng
Hiện nay bà con có thể lựa chọn nhiều vật liệu để làm chất độn chuồng cho chuồng úm gà con. Bà con có có thể dùng các vật liệu như dăm bào, trấu, mùn cưa … để làm chất độn. Tuy nhiên, khi xử lý các chất độn chuồng bà con cần lưu ý:
- Phơi khô chất độn chuồng.
- Khử trùng chất độn chuồng bằng formol 72 tiếng trước khi sử dụng.
- Rải chất độn chuồng trong lồng úm trước 12 tiếng khi thả gà con.
- Độ dày thích hợp của chất độn chuồng là từ 10 – 15 cm.
Chọn máng ăn, máng uống phù hợp
Máng ăn, máng uống cần được đặt xen kẽ trong chuồng úm, đặt ở vị trí thích hợp để gà con có thể dễ dàng tiếp xúc và được cung cấp thức ăn, nước uống đầy đủ.
Cách úm gà con hiệu quả
Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến đàn gà con khi úm là mật độ nuôi, nhiệt độ, độ ẩm, thời gian chiếu sáng và cường độ ánh sáng. Nếu các yếu tố này không được duy trì hợp lý thì chất lượng gà con sẽ thấp, thậm chí bị chết trong thời gian úm. Đàn gà sẽ phát triển không đồng đều, bị giảm khả năng tiếp thu thức ăn, nước uốn, tăng tỷ lệ chết, gà con có thể bị stress, hay cắn mổ nhau.
Thời gian chiếu sáng
Ánh sáng cũng là một yếu tố quan trọng với gà con, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của gà con trong giai đoạn úm gà. Khi cung cấp đầy đủ ánh sáng, gà con ăn được nhiều hơn, kích thích sự phát triển của cơ thể, tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật.
Thời gian chiếu sáng cho gà tùy thuộc vào quy cách chuồng úm và theo mùa. Bà con có thể tham khảo trong bảng sau:
Cho gà làm quen với ánh sáng tự nhiên sau giai đoạn úm. Vào mùa hè, khi gà được 14 ngày tuổi thì có thể bỏ quây úm để gà đi lại, ăn uống tự do trong chuồng nuôi.
Mật độ nuôi
Mật độ gà trong chuồng nuôi úm cần điều chỉnh sao cho phù hợp với tốc độ tăng trưởng của đàn gà. Cần đảm bảo để gà con có không gian hoạt động, ăn uống thoải mái nhất. Bà con có thể tham khảo mật độ nuôi như sau:
Nhiệt độ úm
Nhiệt độ úm được điều chỉnh phù hợp tuỳ theo mùa. Bà con cần thường xuyên theo dõi đàn gà để xem nhiệt độ hiện tại có phù hợp với sinh hoạt của đàn gà con hay không, bằng cách:
- Gà chen chúc nhau xung quanh bóng đèn nghĩa là gà bị lạnh.
- Gà tản ra tránh xa bóng đèn, thậm chí thở hổn hển là gà bị nóng
- Gà chỉ tập chung về 1 phía của chuồng úm nghĩa là phần còn lại của chuồng úm có thể bị gió lùa quá lạnh hoặc nắng chiếu quá nóng.
- Gà tản ra đều, ăn uống tự do, đi lại hoạt bát là nhiệt độ phù hợp.
Ngoài ra bà con có thể tham khảo nhiệt độ úm theo bảng dưới:
Chăm sóc gà con trong giai đoạn úm
Bà con cần lưu ý đến nhu cầu thức ăn và cách chăm sóc để gà con mới nở nhanh lớn và phát triển khỏe mạnh.
Thức ăn của gà con khi úm
Bà con chỉ cần cho gà con ăn các thức ăn đơn giản trong giai đoạn úm. Bà con có thể cho gà ăn thức ăn có sẵn để nuôi gà con như: bột bắp, tấm gạo, bột cá nhạt, bột xương bột sò, cám gạo, premix vitamin để giảm chi phí.
Thức ăn cho gà đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng cho gà con theo bảng sau:
Bà con có thể cho gà ăn rau để bổ sung thêm vitamin khi gà từ 30 ngày tuổi trở lên. Đối với hộ chăn nuôi có nguồn rau hạn chế thì có thể thay thế bằng premix vitamin. Rau cho gà ăn cần phải được rửa sạch, thái nhỏ và trộn cùng thức ăn khác như hạt ngũ cốc hoặc thóc ngâm mọc mầm. Bà con cũng có thể ép rau xanh thái nhỏ trộn cùng với những nguyên liệu trên thành cám viên để cho gà ăn dần. Thức ăn có rau sẽ kích thích gà con ăn nhiều hơn.
Cách chăm sóc gà con khi úm
Khi bà con mới bắt gà về thì chưa cho ăn ngay. Đầu tiên, cho gà uống nước sạch, ấm, bổ sung thêm các thuốc úm gà con như vitamin C, B1, đường glucoza. Sau đó 2-3 giờ mới cho gà ăn. Cần thay nước 2 – 3 lần và rửa máng uống sạch sẽ mỗi ngày.
Bà con nên chọn loại cám đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng và cho gà ăn tự do 4 – 6 lần/ngày. Mỗi khi cho thêm thức ăn mới cần vệ sinh máng ăn, xử lý thức ăn cũ lẫn chất độn chuồng và phân gà.
Một lần cho ăn không nên đổ nhiều thức ăn quá để tránh gà bới. Có thể điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp cho mỗi lần chăn gà qua quan sách khả năng ăn của gà. Theo kinh nghiệm, mỗi lần cho gà ăn nên đổ một lượng cám mà gà ăn hết trong vòng 15 – 30 phút để kích thích tính thèm ăn của gà và nâng cao tỷ lệ chuyển hoá thức ăn. Gà ăn xong thì treo cao máng ăn hoặc bỏ máng ăn khỏi chuồng.
Thường xuyên thay nước trong máng uống và đảm bảo gà được uống nước sạch. Mỗi lần vệ sinh máng uống cần cọ rửa, phơi nắng, tiêu độc để tránh mùi hôi.
Vệ sinh phòng bệnh cho gà con
Chuồng nuôi úm gà con cần thiết kế tránh được chó, mèo, chim hoang, rắn và các loại động vật có hại khác. Bà con cần theo dõi gà con hàng ngày để kịp thời phát hiện gà bệnh để cách ly và xử lý. Dọn rác, lông gà, tiêu độc chuồng nuôi, phát quang bụi rậm xung quanh khu vực nuôi gà. Sửa sang hệ thống thoát nước của khu vực nuôi gà, tránh nước đọng sau cơn mưa.
Đối với chuồng đã nuôi đàn gà trước đó thì bà con cần cọ rửa sạch sẽ và phun thuốc khử trùng toàn bộ trước khi nuôi đàn gà mới.
Lịch tiêm phòng vắc xin cho gà con
Bà con có thể tham khảo lịch tiêm phòng cho gà như sau:
Cách đánh giá và đo lường hiệu quả chăn nuôi chăm sóc trong giai đoạn úm gà
Bà con cần theo dõi và ghi chép các số liệu trong quá trình úm gà con để có kết quả đánh giá tốt nhất. Hai số liệu cần thiết nhất là tỷ lệ chết và cân nặng.
- Về tỉ lệ chết: tỷ lệ chết sau 7 ngày không vượt quá 20% số lượng đàn gà.
- Về cân nặng: gà con sẽ tăng trưởng bằng từ 2,5 – 3 lần đối với gà ta, gà ri, gà rừng, gà sao, 4 – 4,5 lần đối với gà trắng, gà đông tảo sau 7 ngày tuổi
Lưu ý quan trọng khi úm gà con vào mùa hè và mùa đông
Úm gà con vào mùa hè
Mùa hè có thời tiết nóng bức, do nhiệt độ của môi trường có thể lên cao đến 35 – 40 độ C nên cần theo dõi. Nếu nhiệt độ cao thì không phải thắp đèn sưởi cho gà, tránh gà bị nóng.
Nếu không thắp đèn mà gà vẫn bị nóng thì phải có biện pháp giảm nhiệt độ môi trường cho khu vực chuồng úm bằng cách che chắn, phun sương, quạt,… Ngoài ra, bà con cũng có thể sử dụng ánh sáng tự nhiên để chiếu sáng cho gà, thay thế và tiết kiệm hơn so với thắp đèn.
Do thời tiết oi bức nên chuồng úm dễ có mùi hôi do phân gà phân huỷ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của gà con. Để giảm mùi phân bà con có thể sử dụng các loại chế phẩm sinh học để giúp phân hủy mùi phân của gà con.
Úm gà con vào mùa đông
Úm gà con vào mùa đông cần đảm bảo nhiệt độ và ánh sáng cho gà con. Mùa đông ánh sáng ít hơn nên cần thắp bóng đèn nhiều hơn.
Chúng tôi quan tâm đến trải nghiệm của bà con – và rất muốn nghe thêm về suy nghĩ của bà con.
Hãy đăng chúng trong phần bình luận dưới đây hoặc tham gia thảo luận tại Fanpage của Máy Ấp Trứng Tuyên Quang.
Chúc bà con chăn nuôi thành công.