Trang chủ » Kỹ thuật chăn nuôi » Chăn nuôi gà » Cách Tiêm Vắc Xin Cho Gà Đúng Cách

Cách Tiêm Vắc Xin Cho Gà Đúng Cách

Tiêm Vắc xin cho gà là một biện pháp phòng tránh dịch bệnh bùng phát và lây lan cho cả đàn gà. Trong chăn nuôi gà, bà con chăn nuôi gà cần theo dõi lịch tiêm phòng và thực hiện đúng quy trình phòng bệnh cho gà để có một đàn gà khỏe mạnh.

tiêm vắc xin cho gà

Tại sao phải làm vắc xin cho gà

Phòng bệnh bằng cách tiêm vắc xin hoặc cho uống vắc xin hoặc các thuốc phòng bệnh là cách tốt nhất để:

  • Để vật nuôi phát triển khỏe mạnh.
  • Không mắc các dịch bệnh nguy hiểm.
  • Nâng cao hiệu quả của công tác tiêm phòng bệnh cho vật nuôi.

Với các ích lợi trên, bà con nhà nông cần theo dõi và tiêm phòng cho gà đúng thời điểm.

Các loại vắc xin cho gà

Vắc xin cho gà là chế phẩm sinh học có chứa kháng nguyên vi sinh vật được sử dụng để kích thích hệ thống miễn dịch trong cơ thể gà, chống lại sự xâm nhập của dịch bệnh. Hiện nay có hai dạng vắc xin cho gà: Vắc xin sống (nhược độc) và Vắc xin chết (vô hoạt).

tiêm vắc xin cho gà 1

Vắc xin sống (nhược độc)

Vắc xin sống (nhược độc) sản xuất từ chủng virus hoặc vi khuẩn, protozoa còn sống nhưng đã được làm giảm độc lực, không còn gây bệnh cho gà được tiêm. Trong cơ thể gà, các vi sinh vật sống này sẽ tiếp tục phát triển, nhân lên giúp tăng kháng nguyên cho gà.

Vắc xin sống (nhược độc) cho gà hiện nay như: Vắc xin Gumboro, Newcastle, vắc xin Marek, đậu gà, viêm phế quản truyền nhiễm… Chủ yếu được sử dụng để nhỏ mắt, nhỏ mũi, pha với nước hoặc tiêm.

Vắc xin chết (vô hoạt)

Vắc xin vô hoạt chính là loại vắc xin được chế từ vi khuẩn hoặc virus bị giết chết bằng hóa chất hoặc nhiệt độ, do đó khi tiêm vào cơ thể, các loại vắc xin này không gây bệnh ngược lại giúp kích thích cơ thể sản sinh ra nhiều kháng thể chống lại bệnh, vi khuẩn, virus xâm nhập. Một số loại vắc xin của gà thuộc nhóm này như:  tụ huyết trùng gia cầm, vắc xin coryza, vắc xin cúm gia cầm, vắc xin Newcastle, vắc xin CRD…  phần lớn sử dụng bằng cách tiêm qua cơ hoặc tiêm ở dưới da.

So sánh các đặc điểm của vacxin sống và vacxin:

Đặc điểmVacxin sốngVacxin chết
 Tính ổn định        Tương đối ổn định          Ổn định
 Liều lượng sử dụngThấp Cao
 Số lần đưa vacxin1 lần Nhiều lần 
 Chất bổ trợ Không
 Thời gian miễn dịchNhanh và dài      Chậm và ngắn       
 Đáp ứng miễn dịch tế bào            TốtKém
 Sự trở lại cường độcCó thể cóKhông 
 Chi phí sản xuất RẻĐắt

Lịch làm vắc xin cho gà

Lịch tiêm vắc xin cho gà con mới nở

tiêm vắc xin cho gà 2

Lich tiêm vắc xin cho gà con mới nở được nhiều bà con chăn nuôi gà áp dụng:

Ngày tuổiVacxin + Liều dùngCách dùng
1 – 3– Sáng: acitec liquido: 2ml/ 1 lít nước;- Trưa: Pon Pon: 1gram/ 1 lít nước;- Chiều: OTC: 1gram/ 1 lít nước.Pha nước uống
4– Sáng: acitec liquido: 2ml/ 1 lít nước;- Tối: Pon Pon: 1gram/ 1 lít nước;
Pha nước uống
5Vacxin ND – IBnhỏ mắt
6 – 8– Sáng: acitec liquido: 2ml/ 1 lít nước;- Trưa: Pon Pon: 1gram/ 1 lít nước;- Chiều: OTC: 1gram/ 1 lít nước.Pha nước uống
9– Sáng: acitec liquido: 2ml/ 1 lít nước;- Tối: Pon Pon: 1gram/ 1 lít nước;Pha nước uống
10– Vacxin Gumboro;- Vacxin đậu gà.– Nhỏ miệng;- Tiêm cánh.
11 – 13– Sáng: acitec liquido: 2ml/ 1 lít nước;- Trưa: Pon Pon: 1gram/ 1 lít nước;- Chiều: Tolcox: 1ml/ lít nước uống.Pha nước uống
14– Sáng: acitec liquido: 2ml/ 1 lít nước;- Tối: Pon Pon: 1gram/ 1 lít nước;Pha nước uống
15Vacxin ND – IBnhỏ mắt
16 – 18– Sáng: acitec liquido: 2ml/ 1 lít nước;- Trưa: Pon Pon: 1gram/ 1 lít nước;- Chiều: Doxy 10% (CRD).Pha nước uống
19– Sáng: acitec liquido: 2ml/ 1 lít nước;- Tối: Pon Pon: 1gram/ 1 lít nước;Pha nước uống
20Vacxin GumboroNhỏ miệng
21 – 23– Sáng: acitec liquido: 2ml/ 1 lít nước;- Trưa: Pon Pon: 1gram/ 1 lít nước;- Chiều: Tolcox: 1ml/ lít nước uống.Pha nước uống
24 – 26– Sáng: acitec liquido: 2ml/ 1 lít nước;- Trưa: Pon Pon: 1gram/ 1 lít nước;- Chiều: Doxy 10% (CRD).Pha nước uống
30Vacxin Newcastle + Vacxin cúm gia cầmTiêm da hoặc bắp thịt
35Vacxin ILTcho uống

Lịch tiêm vắc xin cho gà thịt công nghiệp

tiêm vắc xin cho gà 3
Giai đoạn tuổiPhòng bệnhThuốc/ vacxin và cách sử dụng
1 – 4 – Phòng bệnh tiêu hóa và hô hấp cho gà  – Tiêm phòng bệnh Gumboro lần 1– Pha vitamin vào nước cho gà con uống. – Dùng thuốc synavia 1 g/1 lít nước  – Dùng tetracyclin 200 g/1 tấn thức ăn – Dùng vacxin phòng bệnh gumboro
6Phòng bệnh hô hấp mãn tính (CRD)Tylosin, Pharmazin hay erythromycin
7Phòng bệnh đậu gà Dùng lasota
7 – 35Phòng bệnh cầu trùng cho gà– Dùng Anticocci, Esb3, Cocistop – 2000 – Pha 0,5 – 1 g/1 lít nước  – Dùng 2 ngày, nghỉ 2 ngày kể từ 7 ngày tuổi đến 35 ngày tuổi
10Phòng bệnh Gumboro lần 2Vacxin Gumboro
20Phòng bệnh Gumboro lần 3Vacxin Gumboro
24Phòng bệnh hô hấp mãn tính (CRD)Sử dụng Tylosin, phamarzin
25Phòng bệnh đậu gà lần 2Dùng lasota
40Phòng bệnh NewcastleVacxin Newcastle hệ 1

Lịch tiêm vắc xin cho gà thịt thả vườn

Ngày tuổi Phòng bệnhVacxin/thuốc Cách dùng
1 Phòng bệnh MarekVacxin Poulvac Ovoline CVI+HVTTiêm dưới da
4 Phòng bệnh Newcastle (lần 1) và bệnh  viêm phế quản truyền nhiễmVacxin ND + IBNhỏ vào mắt hoặc mũi
8 Phòng bệnh Gumboro (lần 1)Vacxin GumboroNhỏ mắt hoặc mũi
12 Phòng bệnh đậu gàVacxin đậu gàChủng qua da cánh
15 Phòng bệnh cúm gàVacxin cúm gia cầm H5N1Tiêm dưới da hoặc tiêm bắp
18 Phòng bệnh Gumboro (lần 2)Vacxin GumboroTiêm dưới da hoặc tiêm bắp
21 Phòng bệnh Newcastle (lần 2)Vacxin LasotaNhỏ vào miệng hoặc pha vào nước uống lúc trời mát
30 Phòng bệnh cúm gà (lần 2)Vacxin cúm gia cầm H5N1Tiêm dưới da hoặc tiêm bắp
35 Phòng bệnh Gumboro (lần 3)Vacxin GumboroTiêm dưới da hoặc tiêm bắp
40 Phòng bệnh tụ huyết trùng (lần 1)Vacxin Tụ huyết trùng GCTiêm dưới da cổ
60 Phòng bệnh Newcastle (lần 3)Vacxin Newcastle M (hệ I)Tiêm bắp

Lịch tiêm vắc xin cho gà đẻ

Ngày tuổiLoại vacxinPhòng bệnhCách thức dùngLiều lượng
1Vacxin MarekMarekTiêm dưới da0,2ml/con
3IB chủng H12oViêm phế quảnNhỏ mắt0,5ml/con/1 bên mắt, nhỏ 2 bên
10Vacxin GumboroBệnh GumboroNhỏ mắt1ml/con, mỗi bên mắt 1 giọt
12Vacxin Cúm gia cầmCúm gia cầmTiêm da0,3ml/con
14PovineBệnh đậu gàTiêm cánh0,5ml/ con
16RTD – coccistopCầu trùngPha nước0,5g/2 lít nước hoặc 0,5g/10-15 kg TT/ngày
30PoulshotLavyngoILTNhỏ mắtmỗi bên mắt 1 giọt 0,3ml/con, nhỏ 2 mắt
49NDO – VACGà rùTiêm da0,2ml/con
70Coryza BCoryzaTiêm bắp chân0,5ml/con
140AmpicoliGoldViêm buồng trứngPha nước1ml/ 1 lít

Lưu ý khi làm vắc xin cho gà

Các lưu ý trong quy trình tiêm

Vắc xin phòng bệnh chỉ có tác dụng đối với những con gà khỏe mạnh. Do đó, gà mà ốm yếu, bệnh hoặc có dấu hiệu bệnh thì không sử dụng vắc xin.

Khi mua vắc xin ở bên ngoài về mà chưa sử dụng thì cần được bảo quản ở nhiệt độ lạnh từ 2 – 8 độ C hoặc theo yêu cầu cụ thể ghi trên nhãn mác của mỗi chai. Tuyệt đối không được để vắc xin trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.

Sử dụng đúng loại vắc xin cho bệnh cần phòng theo từng giai đoạn tuổi, không sử dụng sai các thông tin và chỉ dẫn được ghi trên bao bì của vắc xin tránh làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của đàn gà.

Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ tiêm phòng vắc xin cho gà. Các dụng cụ phục vụ quá trình tiêm vắc xin phải được bảo quản, thanh trùng, tránh vi khuẩn, mầm bệnh xâm nhập. Riêng đối với các loại vắc xin nhược độc, trước khi sử dụng cho gà, bà con không dùng cồn để sát trùng các dụng cụ tiêm.

Để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả cao nhất trên gà, người dùng cần kiểm tra lọ vắc xin trước khi dùng. Chỉ sử dụng những chai vắc xin con nguyên vẹn, không bị rạn nứt, hỏng, không bị đổi màu. Trên vỏ chai vắc xin phải có đầy đủ nhãn mác, tên thuốc, nơi sản xuất, đúng lô, thông tin liều dùng, hướng dẫn sử dụng, hạn sử dụng rõ ràng.

Tuyệt đối không được sử dụng vắc xin đã hết hạn cho gà hoặc những chai có vật thể lạ bên trong, khi đã lắc kỹ nhưng vẫn không tạo được hỗn hợp đồng nhất.

Các vị trí có thể sử dụng vắc xin cho gà như sau

  • Nhỏ vào mũi, nhỏ mắt
  • Tiêm vào màng cánh
  • Tiêm dưới da cổ ở vị trí  ⅔ cổ tính từ đầu xuống.
  • Tiêm bắp đùi hoặc tiêm vào lườn nhưng tuyệt đối không được tiêm vào tĩnh mạch.

Bảo quản vắc xin

Trong việc chăn nuôi gà, việc dự trữ vắc xin rất phổ biến. Để đảm bảo chất lượng của vắc xin, khâu bảo vệ vắc xin rất quan trọng. Nếu sai sót có thể hỏng nguyên cả kiện vắc xin tốn tất nhiều chi phí. Một số lưu ý khi bảo quản vắc xin cần lưu ý như:

  • Bảo quản vắc xin ở nhiệt độ từ 2-8 độ.
  • Vắc xin vô hoạt bảo quản dưới nhiệt độ dưới 0 độ.
  • Tránh để vắc xin tiếp xúc với ánh mặt trời. Nếu vận chuyển xa có thể đặt vắc xin trong thùng xốp bỏ đá để giữ lạnh.
  • Tủ đựng vắc xin nên làm sạch thường xuyên.
  • Đặc biệt khi sử dụng nên để vắc xin ở nhiệt độ thường trước nữa tiếng.

Bảng giá vắc xin cho gà

Để thuận tiện cho quá trình tiêm vắc xin cho gà, bà con có thể mua về và chủ động thực hiện đúng lịch tiêm vắc cin. Bảng giá vắc xin cho gà cập nhật mới nhất như sau:

Loại vacxinLoại vacxinGiá (sỉ – lẻ) đồng/lọ
 IB chủng H12o (phòng bệnh viêm phế quản)100 liều/lọ25.000 – 27.000
 Newcastle chủng F20 liều/lọ21.000 – 25.000
 Đậu gà100 liều/lọ25.000 – 27.000
 Gumboro100 liều/lọ25.500 – 28.000
 H5N1100 liều/lọ10.000 – 12.000
 Tụ huyết trùng40 liều/lọ20.000 – 25.000
 Newcastle chủng M20 liều/lọ22.000 – 25.000
 Marek200 liều /bịch28.000 – 30.000
 Povidine  (phòng bệnh đậu gà)100 liều/lọ25.000 – 27.000
 RTD – coccistop (phòng bệnh cầu trùng)200gr/bịch25.000 – 27.000
 PoulshotLavyngo (phòng bệnh viêm thanh khí quản)1.000 liều/chai35.000 – 38.000
 NDO – VAC (phòng bệnh Newcastle)100 liều/chai24.000 – 26.000
 Coryza B500 liều /chai35.000 – 40.000
 AmpicoliGold (phòng bệnh viêm buồng trứng đối với gà đẻ) 100gr/bịch 22.000 – 25.000
 RTD-Lipasol (phòng bệnh hô hấp tiêu hóa, kích thích ăn nhiều, nhanh lớn, năng suất đẻ trứng ổn định) 100 liều/lọ 28.000 – 30.000

Trên đây là toàn bộ các thông tin về cách sử dụng, lịch tiêm phòng đầy đủ và bảng giá vắc xin cho gà,  cho các loại gà. Bà con nên tuân thủ nghiêm ngặt quy trình tiêm vắc xin để đàn gà trong trang trại mình phát triển khỏe mạnh, ít bệnh, năng suất tốt, đạt hiệu quả cao trong chăn nuôi.

Chúng tôi quan tâm đến trải nghiệm của bà con – và rất muốn nghe thêm về suy nghĩ của bà con.

Hãy đăng chúng trong phần bình luận dưới đây hoặc tham gia thảo luận tại Fanpage của Máy Ấp Trứng Tuyên Quang.

Chúc bà con chăn nuôi thành công.

Xem thêm các bài viết cùng chuyên mục:

5/5 - (1 bình chọn)

Viết một bình luận