Trang chủ » Kỹ thuật chăn nuôi » Cách Làm Chuồng Nuôi Chim Trĩ Đúng Kỹ Thuật Giúp Trĩ Lớn Nhanh

Cách Làm Chuồng Nuôi Chim Trĩ Đúng Kỹ Thuật Giúp Trĩ Lớn Nhanh

Chim trĩ được rất nhiều hộ gia đình nuôi để làm giàu và cho hiệu quả kinh tế rất cao. Chim trĩ nuôi không giống như thả gà vườn mà bà con phải làm chuồng riêng giống như nuôi gà công nghiệp. Cách làm chuồng nuôi chim trĩ tùy thuộc vào số lượng chim trĩ mà bà con cần phải làm chuồng riêng cho chúng. Tuy nhiên nếu nuôi chim trĩ với số lượng lớn thì cần phải có trang trại để theo dõi chăm sóc và quản lý cho tốt.

cách làm chuồng nuôi chim trĩ

1. Trang trại nuôi trĩ

Khi nuôi chim trĩ, để chim có thể sinh trưởng và phát triển tốt thì việc quan tâm đến sự khoa học khá quan trọng.

Bản tính của chim trĩ là thích tìm mồi trên mặt đất và làm tổ trên mặt đất. Chim trĩ rất nhát, bởi vậy khi làm chuồng hay trang tại nuôi cần chọn nơi yên tĩnh, thoáng mát, tránh xa các khu vực đông dân cư, các khu công nghiệp ồn ào. Nơi xây dựng chuồng trại cần chọn khu đất cao ráo, không bị ngập úng, không bị ô nhiễm.

>> Xem thêm: Tập Tính Của Trĩ Bà Con Cần Biết Để Chăn Nuôi Đạt Kết Quả Cao Phần II

Tránh xây dựng chuồng trại ở các khu vực có nhiều côn trùng gây hại khác như ruồi, muỗi…

Chọn hướng nuôi trĩ: Theo kinh nghiệm của nhiều người nuôi chim trĩ thì nên chọn chuồng nuôi trĩ theo hướng Đông hoặc Đông Nam. Theo quan niệm các hướng này sẽ giúp vật nuôi nhận được nhiều sinh khí, vật nuôi sẽ mạnh khoẻ, ít bệnh hơn.

Kỹ Thuật Nuôi Chim Trĩ Đỏ Đảm Bảo Mang Lại Năng Suất Cao

Chuồng nuôi phải quay về hướng ánh nắng để có thể đón nhận sinh khí và ánh nắng giúp tiêu diệt bớt các vi khuẩn đang ẩn nấp, trú ngụ ở những khe chuồng. Ánh nắng vào buổi sớm bổ sung vitamin D3 giúp cho khung xương cứng chắc, trĩ mái đẻ sai, trứng lớn.

Nền chuồng nuôi: Mái của chuồng nuôi trĩ nên lợp bằng tôn xốp. Tường bao xung quanh nên xây gạch, nên tạo thêm nhiều cửa sổ để giúp cho chuồng nuôi được thông thoáng. Các cửa sổ bịt kín bằng lưới kẽm hoặc lưới B40 ngăn trĩ bay ra ngoài.

Phần nền chuồng nên lót gạch hoặc tráng xi măng để có thể dễ dàng vệ sinh nền chuồng.

2. Một số loại chuồng khác

Chuồng úm: Là nơi dùng để úm cho chim con mới nở, bên trong lồng úm nhiệt độ phải đủ ấm để giúp chim con phát triển. Chuồng có dạng hình khối chữ nhật hoặc khối vuông, với kích thước 0,5 x 1m hoặc 0,6 x 1m. Chiều cao chuồng từ 40-50cm. Chuồng dùng để úm chim non phải kín gió để tránh gió lùa vào gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chim non.

Chuồng nuôi chim trĩ lứa: Đây là chuồng để nuôi chim trĩ từ 3 tháng tuổi đến 5 tháng tuổi. Trong thời điểm này chim trĩ sinh trưởng và phát triển rất nhanh nên bà con cần quan tâm chăm sóc thật tốt.

Kỹ thuật nuôi chim trĩ con và trưởng thành

Chuồng tập thể: chuồng nuôi chung, nền chuồng thì lót gạch hoặc tráng xi măng giúp cho khâu vệ sinh chuồng trại được tiện hơn. Nền chuồng nên rải một lớp vỏ trấu hoặc lót rơm rạ khô một lớp dày độ 15cm … để giữ cho chuồng được khô ráo, giữ cho móng chim êm ái. Vách chuồng ghép bằng tôn hoặc ván gỗ. Trong chuồng nên tạo thêm nhiều cửa sổ giúp thoáng mát vào mùa hè, cửa sổ phủ kín bằng thép để tránh chim bay ra ngoài và bên ngoài xâm nhập vào.

Cách làm chuồng nuôi chim trĩ lấy thịt: Không gian bên trong chuồng nên chật, 1 mét vuông nuôi 2-3 con. Để cho chim tăng cân nhanh thì cần cho chúng ăn nhiều, ít hoạt động. Trong chuồng nên làm giàn cho chim, nền chuồng nên rải cát hoặc rải thêm vỏ trấu giúp hút ẩm giữ chuồng khô ráo. Chuồng nuôi trĩ phải thường xuyên vệ sinh để hạn chế bệnh tật, giúp chim kháng bệnh tốt.

Chúng tôi rất quan tâm đến trải nghiệm của bà con – và rất muốn nghe thêm về suy nghĩ và kinh nghiệm của bà con. Bà con hãy đăng chúng trong phần bình luận dưới đây hoặc tham gia thảo luận tại Fanpage của Máy Ấp Trứng Tuyên Quang.

Bài viết cùng chuyên mục:

Đánh giá post

Viết một bình luận