Các giống ngan cao sản trên thế giới
So với vịt, ngan có rất ít các chủng loại, dòng và giống. Bằng con đường chọn lọc, cải tạo và nhân giống công ty Grimaud Freres – Pháp đã tạo ra được các dòng ngan cao sản, có những đặc tính sinh học và khả năng sản xuất riêng biệt.
Giống ngan R31
Có màu vằn ngang và xám đen lúc trưởng thành. Loại này chiếm 80% sản phẩm thịt ngan của Pháp. Đây là giống ngan có sức sống và năng suất tốt, độ đồng đều cao. Tuổi giết thịt tốt nhất của ngan trống là 88 ngày tuổi. Lúc này con trống 4,7-4,8 kg; con mái 70 ngày đạt 2,5-2,6 kg. Tỷ lệ thịt xẻ con trông 68%, con mái 66%; tiêu tốn thức ăn 2,75-2,85 kg/kg tăng trọng.
Giống ngan R41
Màu đen, khối lượng cơ thể cao nhất. Ở 88 ngày tuổi con trống đạt 4,8-4,9 kg; con mái ở 70 ngày đạt 2,5-2,6 kg. Tỷ lệ thịt xẻ con trống 68%, con mái 66%; tiêu tốn thức ăn 2,75-2,85 kg/kg tăng trọng.
Giống ngan R51
Lông màu trắng, thân thịt đẹp, khối lượng cơ thể khá, 88 ngày tuổi con trống đạt 4,7-4,8 kg, con mái ở 70 ngày đạt 2,5-2,6 kg. Tỷ lệ xẻ con trống 68%, con mái 66% tiêu tốn thức ăn 2,70-2,85 kg/kg tăng trọng.
Giống ngan R61
Loại này có lông màu xanh xám, là loại hình đặc thù nuôi với thức ăn đặc biệt để lấy gan. Khối lượng gan chiếm tới 10% khối lượng cơ thể. 88 ngày tuổi con trống đạt 4,8-4,9 kg, con mái ở 70 ngày đạt 2,5-2,6 kg. Tỷ lệ thịt xẻ con trống 68%, con mái 66%; tiêu tốn thức ăn 2,60-2,75 kg/kg tăng trọng.
Nhìn chung các giống ngan trên có sản lượng trứng cao và ổn định. Tuổi thành thục sinh dục con trống 28- 29 tuần tuổi. Trung bình, sản lượng trứng qua 2 chu kỳ đẻ đạt 200-210 quả/mái/năm, tỷ lệ phối cao từ 93-94%, tỷ lệ ấp nở 88%. Tuỳ theo mục đích sử dụng khác nhau, các giống ngan trên được chuyển đến các nước khác nhau trên thế giới.
Các giống ngan (vịt xiêm) nuôi phổ biến tại Việt Nam
Các giống ngan nội
- Ngan trắng: Cộn gọi là ngan Ré, là loại nuôi khá phổ biến ở ta.
Đặc điểm: Lông màu trắng tuyền, tầm vóc trung bình, lúc 4 tháng tuổi Còn mái nặng 1,7-1,75 kg, con trống nặng 2,85-2,90 kg. Sản lượng trứng đạt 69-70 quả/năm; tỷ lệ phối và tỷ lệ nở cao. Đây là giống ngan chịu kham khổ, kiếm mồi tốt, đẻ trứng khá, khả năng chống đỡ bệnh tật tốt, thường hay nuôi thành từng vùng như Gia Lâm (Hà Nội), Châu Giang (Hải Dương).
- Ngan loang đen trắng hay còn gọi là ngan Sen:
Đặc điểm: Lông màu loang đen trắng tầm vóc to, lúc 4 tháng tuổi con mái nặng 1,7-1,8 kg con trống nặng 2,9-3,0 kg. Sản lượng trứng đạt 65-66 quả/năm; tỷ lệ phối và tỷ lệ nở cao, ngan mái ấp và nuôi con khéo. Ngan loang nuôi rộng rãi khắp nơi.
- Ngan đen: Còn gọi là ngan trâu. Ngan đen còn rất ít, không được nuôi rộng rãi, vì hầu hết đã bị pha tạp. Giống ngan này toàn thân màu đen tuyền, có tầm vóc to, thô, dáng đi nặng nề, tỷ lệ phối thấp, nuôi con vụng.
Ngan nhập nội
Ngan Pháp R31 và R51:
Đây là 2 dòng được đưa vào Việt Nam từ 1992, bắt đầu nuôi rộng rãi trong các nông hộ từ 1994. Các đặc điểm của giống như đà miêu tả ở trên. Tuy nhiên do nuôi hầu hết là ở phương thức chăn thả hoặc bán chăn thả, nên các chỉ tiêu có thấp hơn. Ngan thích ứng khá tốt trong điều kiện chăn nuôi của ta.
Ngan lai giữa ngan Pháp và ngan nội:
Đây là loại ngan nuôi khá nhiều và rất thích hợp với nông đân. Ngan lai có thể được nuôi bằng thức ăn truyền thống hoặc kết hợp giữa thức ăn truyền thống và bổ sung thêm thức ăn hỗn hợp.
Trên đây, máy ấp trứng Tuyên Quang trình bày thông tin về các giống ngan. Kính chúc bà con chăn nuôi thành công.
Nguồn: Cẩm nang chăn nuôi ngan – Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp