Chăn nuôi chim công cũng giống như nuôi các loài gia cầm khác. Trong quá trình phát triển, công có thể mắc các bệnh thường gặp như tiêu chảy, nhiễm ký sinh trùng,… Do đó, bà con nuôi chim công cần tìm hiểu kỹ và biết cách phòng bệnh và trị các bệnh ở chim công. Trong bài viết này, Máy Ấp Trứng Tuyên Quang sẽ trình bày thông tin về một số bệnh phổ biến mà chim công thường mắc phải trong quá trình chăn nuôi.
Bệnh nhiễm khuẩn đường ruột
Triệu chứng bệnh: Chim công bị nhiễm bệnh nhiễm khuẩn đường ruột sẽ lười ăn, ít hoạt động, biểu hiện chậm chạp, hay gục đầu và rã cánh. Phân chim công khô, màu đen, kèm theo máu và nhầy.
Cách phòng bệnh và điều trị bệnh: Vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi thường xuyên. Các dụng cụ dựng thức ăn, nguồn nước cần vệ sinh sạch sẽ hàng ngày. Cách ly những con công nhiễm bệnh khỏi những con khoẻ. Sử dụng thuốc LINCO 25%, thuốc CHLOTETRA, thuốc SULFATRIMIX… trộn lẫn vào thức ăn cho công theo liều lượng quy định.
Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi và máng thức ăn, nước uống để hạn chế bệnh nhiễm khuẩn đường ruột phát sinh trong đàn chim công.
Bệnh tụ huyết trùng ở chim công
Triệu chứng bệnh: Chim công bất ngờ có biểu hiện nhảy lên và giãy rồi chết. Đây là một trong các bệnh ở chim công có tính chất nguy hiểm và gây thiệt hại lớn. Thân nhiệt của chim công cũng tăng cao. Khi bị bệnh chim thường nằm im, chân teo lại, mắt nhắm nghiền và chảy nước mắt, chảy nước mũi. Lông chim công bị xù, đầu nghiêng sang một bên.
Cách phòng và điều trị: Vệ sinh chuồng trại, thức ăn của chim công đảm bảo sạch sẽ. Sử dụng thuốc Flumequin-20 hoặc thuốc Flumex-30 hoặc Norflox-10 pha vào nước uống của chim theo liều lượng quy định trên bao bì.
Chúng tôi rất quan tâm đến trải nghiệm của bà con – và rất muốn nghe thêm về suy nghĩ và kinh nghiệm của bà con. Bà con hãy đăng chúng trong phần bình luận dưới đây hoặc tham gia thảo luận tại Fanpage của Máy Ấp Trứng Tuyên Quang.
Bài viết cùng chuyên mục:
- Lợi Ích Dài Hạn Khi Đầu Tư Vào Máy Ấp Trứng Tuyên Quang
- Gà Bị Cảm Lạnh: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Xử Lý Hiệu Quả
- Một Số Giống Ngỗng Tại Việt Nam – Đặc Điểm Và Giá Trị Nuôi
- Hướng Dẫn Chi Tiết Làm Chuồng Nuôi Gà Đá Đạt Chuẩn
- Cách Làm Chuồng Gà Bằng Lưới B40 Dễ Dàng Thực Hiện
- Cách Thuần Chim Cu Gáy Nhanh Dạn Người Hiệu Quả Và Chi Tiết Nhất
- Tại Sao Nên Sử Dụng Máy Ấp Trứng Trong Chăn Nuôi?
- Lý Do Khiến Gà Giảm Đẻ: Hiểu Đúng Để Tăng Năng Suất
- Trứng Cút Ấp Bao Nhiêu Ngày Thì Nở? 17 Hay 20 Ngày?
- Vịt Xiêm Nuôi Bao Lâu Thì Xuất Chuồng?