1. Nguyên nhân bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà
Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà (IB) do Coronavirus gây nên. Đây là một bệnh truyền nhiễm cấp tính ở gà. Virus này có đến 20 serotype. Bệnh phát sinh khi gà bị stress do lạnh và dinh dưỡng không đảm bảo. Bệnh lây truyền qua gà khoẻ tiếp xúc với gà bệnh, qua không khí giữa các chuồng nuôi gà, giữa các trang trại. Thời gian ủ bệnh khoảng từ 18-36 giờ. Bệnh này gây rối loạn hô hấp nghiêm trọng cho gà, gây viêm thận và giảm sản lượng cũng như chất lượng trứng gà.
>> Xem thêm: Bệnh Hô Hấp Mãn Tính Ở Gà Và Cách Phòng Trị Bệnh Hiệu Quả
2. Triệu chứng bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà
Thời gian ủ bệnh khoảng từ 18 đến 36 giờ. Triệu chứng chung là hà hắt hơi, thở khò khè, ăn ít, chậm lớn, lông cánh xơ xác.
Ở gà con: Khi thở gà há mồm, gà thường xuyên ho, hắt hơi, ran khí quản. Dịch mũi gà chảy ra, mắt gà ướt và sưng. Gà con thường tụm lại dưới nguồn nhiệt, lông xù, phân loãng, lười ăn, uống nhiều nước, giảm cân. Nếu gà bị bệnh lúc mới nở có thể gây tổn thương cố định tới đường sinh dục dẫn đến đẻ ít, trứng kém chất lượng.
Gà lớn bị bệnh thường tổn thương ở ống dẫn trứng ít nghiêm trọng hơn. Gà bị bệnh thường không có dịch mũi, có trường hợp không có triệu chứng lâm sàng (bên ngoài).
Ở gà đẻ trứng: ngoài các bệnh lý hô hấp thì gà đẻ ít đi rõ rệt, giảm tỷ lệ trứng giống. Tỷ lệ trứng ấp nở giảm, trứng vỏ mềm, hình dáng dị dạng, vỏ xù xì.

3. Bệnh tích
Ở gà con bệnh, khi mổ khám thấy khí quản bị viêm, có dịch nhầy màu đục, trong khí quản và phế quản có bã đậu. Gà bị viêm phổi, thận sưng nhạt màu.
Ở gà lớn, khi mổ khám thấy khí quản bị xung huyết màu hồng, dịch nhầy nhiều, túi khí có bọt.
Ở gà đẻ trong xoang bụng có thể có lòng đỏ trứng vỡ ra.
4. Cách phòng bệnh viêm phế quản truyền nhiễm
Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà chưa có thuốc đặc trị. Do đó việc thực hiện tốt các biện pháp quản lý dịch tễ, cách ly nghiêm ngặt, vệ sinh thú y mỗi khi thay đàn mới có ý nghĩa rất quan trọng trong phòng bệnh. Đối với các bệnh kế phát do vi trùng gây ra thì bà con sử dụng kháng sinh như Tetracyclin, Neotesol và các loại vitamin bổ dưỡng.
Phòng bệnh bằng tiêm vắc xin (loại sống và vô hoạt) đạt kết quả khả quan nhất. Vắc xin nhược độc sử dụng cho gà con 2 lần, cách nhau 3-4 tuần. Tiêm vaccin cho đàn gà theo lịch.
Cách ly mầm bệnh, đối với gà đang đẻ thì nên loại thải.
Vệ sinh sạch sẽ, sát trùng chuồng trại, môi trường chăn nuôi, dụng cụ chăn nuôi bằng 1 trong 2 chế phẩm Pividine hoặc Antivirrus – FMB. Bà con cần thường xuyên bổ sung ADE Solution với liều lượng 2g/1-2 lít nước uống hoặc Amilyte liều lượng 1g/2 lít nước uống giúp tăng cường đề kháng cho gà.
Chúng tôi rất quan tâm đến trải nghiệm của bà con – và rất muốn nghe thêm về suy nghĩ và kinh nghiệm của bà con. Bà con hãy đăng chúng trong phần bình luận dưới đây hoặc tham gia thảo luận tại Fanpage của Máy Ấp Trứng Tuyên Quang.
Các bài viết cùng chuyên mục:
- Cách Nuôi Gà Đông Tảo Tiết Kiệm Chi Phí, Hiệu Quả Cao
- Kỹ Thuật Nuôi Gà Rừng Thuần Chủng Hiệu Quả, Tăng Năng Suất
- Hướng Dẫn Chẩn Đoán và Điều Trị Các Bệnh Ở Gà Chọi
- Gà Con Nở Bao Lâu Thì Cho Uống Nước? Cách Chăm Sóc Hiệu Quả
- Hướng Dẫn Cách Nuôi Dưỡng Và Chăm Sóc Gà Con Hiệu Quả
- Các Loại Thảo Dược Kiểm Soát Bệnh Và Tăng Cường Miễn Dịch Cho Gia Cầm
- Phương Pháp Chữa Bệnh Tiêu Chảy Ở Gà Đẻ
- Kỹ Thuật Nuôi Gà Thả Vườn Lấy Trứng Hiệu Quả Áp Dụng Ngay
- Cách Nuôi Gà Chọi Nhanh Lớn, Chiến Khỏe
- Các Đặc Điểm Và Kỹ Thuật Nuôi Gà Mía Lai Hiệu Quả