Trang chủ » Kỹ thuật chăn nuôi » Chăn nuôi vịt » Bệnh Tụ Huyết Trùng Ở Vịt – Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Trị Bệnh

Bệnh Tụ Huyết Trùng Ở Vịt – Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Trị Bệnh

Bệnh tụ huyết trùng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, thường gặp ở gia cầm, đặc biệt ở gà và vịt. Miền Nam gọi bệnh tụ huyết trùng ở vịt là toi vịt. Bệnh có đặc điểm lây lan rất nhanh và tỷ lệ chết rất cao. Trong bài viết này, Máy Ấp Trứng Tuyên Quang trình bày một số thông tin về bệnh này.

bệnh tụ huyết trùng ở vịt

1. Nguyên nhân

Bệnh tụ huyết trùng ở vịt là do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra.

2. Triệu chứng

– Ở thể quá cấp: Vịt chết rất nhanh ngay sau bữa ăn nên không có biểu hiện triệu chứng

– Ở thể cấp tính:

+ Vịt buồn bã, kém ăn, đi lại khó khăn, xã cánh, liệt chân, khò khè.

+ Vịt đi ngoài phân lỏng có màu vàng xám đôi khi lẫn máu, mũi và miệng chay máu; sốt cao 43 – 44 độ C

+ Khát nước, nằm bẹp một chỗ, sau 2-5 ngày nhiễm bệnh thì chết.

+ Đối với đàn vịt chăn thả tự do thường rất khó để kiểm soát dịch do tỷ lệ chết đêm bất thường.

– Ở thể á cấp: Vịt đau mắt, nước mũi chảy, viêm não, khớp sưng.

3. Điều trị

– Cần cách ly ngay những con bị nhiễm bệnh.

– Tiêm ngay kháng huyết thanh: với 1 lần tiêm có tác dụng 15 ngày.

– Sử dụng các loại kháng sinh: Kanamycin + Ampicillin + Colistin hoặc Penicillin + Streptomycin, Penicillin + Kanamycin hoặc Kanamycin + Ampicillin: tiêm cho những con vịt khỏe trước; tuyệt đối không cho vịt xuống nước.

– Ngoài ra cũng phải tăng cường bổ sung thêm các loại thuốc bổ để trợ sức trợ lực cho đàn vịt.

Chúng tôi rất quan tâm đến trải nghiệm của bà con – và rất muốn nghe thêm về suy nghĩ và kinh nghiệm của bà con. Bà con hãy đăng chúng trong phần bình luận dưới đây hoặc tham gia thảo luận tại Fanpage của Máy Ấp Trứng Tuyên Quang.

Bài viết cùng chuyên mục:

Đánh giá post

Viết một bình luận