Trang chủ » Kỹ thuật chăn nuôi » Chăn nuôi chim trĩ » Bệnh Tụ Huyết Trùng Ở Chim Trĩ – Nguyên Nhân Và Cách Phòng Trị Bệnh

Bệnh Tụ Huyết Trùng Ở Chim Trĩ – Nguyên Nhân Và Cách Phòng Trị Bệnh

Bệnh Tụ Huyết Trùng ở chim trĩ là một bệnh thường gặp khi bà con chăn nuôi chim trĩ. Bài viết này Máy Ấp Trứng Tuyên Quang sẽ cung cấp cho bà con các thông tin về loại bệnh này.

Bệnh Tụ Huyết Trùng Ở Chim Trĩ - Nguyên Nhân Và Cách Phòng Trị Bệnh

a. Nguyên nhân gây bệnh Bệnh Tụ Huyết Trùng Ở Chim Trĩ

Bệnh tụ huyết trùng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Pasteurell aviseptica gây ra. Ở Việt Nam, bệnh tụ huyết trùng thường xảy ra vào thời điểm giao mùa. Bệnh tụ huyết trùng gây chết rất nhiều chim, gây thiệt hại cho kinh tế của các hộ chăn nuôi.

b. Triệu chứng bệnh Bệnh Tụ Huyết Trùng Ở Chim Trĩ

Ở giai đoạn cấp tính chim trĩ chết rất nhanh với tỷ lệ rất cao có thể lên đến 100%. Khi bị nhiễm bệnh tụ huyết trùng, chim trĩ có trạng thái mỏi mệt, mào tím tái, đi lại khó khăn, liệt chân hoặc liệt cánh. Chim đi ngoài phân loãng thường có màu trắng hoặc trắng xanh, thỉnh thoảng phân có lẫn máu tươi, khó thở, nước mũi chảy. Sau khi chim nhiễm bệnh được 4 – 5 ngày mũi sưng, tích sưng, viêm khớp và bại liệt, mắt bị viêm kết mạc.

Triệu chứng bệnh Bệnh Tụ Huyết Trùng Ở Chim Trĩ

c. Bệnh tích

Thịt chim trĩ thường sẫm màu. Phổi đỏ kèm theo một vài chỗ có màu đen sậm. Sưng ruột, sưng gan, xuất huyết lớp mỡ vành tim, màng bao tim tích nước, phổi tụ huyết màu đen. 

Gan xuất huyết, một vài chỗ bị hoại tử màu vàng hoặc lấm tấm trắng.

d. Chẩn đoán bệnh Bệnh Tụ Huyết Trùng Ở Chim Trĩ

Chẩn đoán dịch tễ và triệu chứng lâm sàng: Ở thể cấp tính chim trĩ thường chết nhanh, đi kèm với những biểu hiện đặc trưng như: Tích nước ở viêm bao tim, gan xuất huyết hoại tử, xuất huyết lớp mỡ vành tim, lách không sưng… 

Chẩn đoán bệnh Bệnh Tụ Huyết Trùng Ở Chim Trĩ

Phân biệt bệnh tụ huyết trùng ở chim trĩ với một số bệnh khác:

+ Bệnh Newcastle: Chim trĩ ở mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm bệnh. Khi bị bệnh có triệu chứng thần kinh, đi ngoài phân loãng có màu trắng lẫn máu. Bệnh tích đặc trưng ở đường tiêu hoá: Các cơ quan nội tạng như dạ dày cơ, dạ dày tuyến, ruột bị viêm, xuất huyết, loét …

+ Bệnh CRD: Tỷ lệ chim bị mắc bệnh rất cao nhưng tỷ lệ chết không cao. Viêm sưng các xoang vùng đầu, viêm niêm mạc túi khí, trong có chất bã đậu màu trắng.

e. Biện pháp phòng, trị bệnh Bệnh Tụ Huyết Trùng Ở Chim Trĩ

Phòng bệnh: Tiêm phòng bằng vacxin theo đúng quy trình. Bên cạnh đó, sử dụng một trong các loại thuốc kháng sinh sau để phòng bệnh: Cosumix liều lượng 2g/lit nước, Tetracylin liều lượng 1g/4 lít, Flumequin, Sunfamerazin, Ery – Colis liều lượng 20mg/kg thể trọng (hay 1g/lít nước). Cần vệ sinh chuồng trại và các dụng cụ chăn nuôi để giảm khí độc và mật độ vi khuẩn ở bên trong chuồng nuôi.

Biện pháp phòng, trị bệnh Bệnh Tụ Huyết Trùng Ở Chim Trĩ

Điều trị bệnh: Sử dụng các thuốc kháng sinh trên với liều dùng tăng gấp đôi và dùng liên tục từ 3-5 ngày. Ngoài ra nếu bệnh nặng tiêm Streptomycin + Kanamycin với liều lượng từ 50 – 100mg/kg thể trọng trong 3 ngày liền, hoặc Gentamycin + Ampicillin tiêm bắp 50mg/kg thể trọng trong 3 ngày liền. 

Chúng tôi rất quan tâm đến trải nghiệm của bà con – và rất muốn nghe thêm về suy nghĩ và kinh nghiệm của bà con. Bà con hãy đăng chúng trong phần bình luận dưới đây hoặc tham gia thảo luận tại Fanpage của Máy Ấp Trứng Tuyên Quang.

Bài viết cùng chuyên mục:

Đánh giá post

Viết một bình luận