Trang chủ » Kỹ thuật chăn nuôi » Chăn nuôi gà » Bệnh Thương Hàn Ở Gà Và Các Phác Đồ Điều Trị Hiệu Quả Nhất

Bệnh Thương Hàn Ở Gà Và Các Phác Đồ Điều Trị Hiệu Quả Nhất

Bệnh thương hàn ở gà hay còn gọi là bệnh nhiễm trùng toàn thân cấp tính. Bệnh này có thể xảy ra trên gà ở mọi lứa tuổi. Bệnh khiến gà suy yếu, tỉ lệ tử vong cao. Bệnh thương hàn do vi khuẩn Salmonella gallinarum gây ra và có thể xâm nhập vào trứng gà.

Bệnh thương hàn ở gà và phác đồ điều trị

1. Nguyên nhân:

Gà bị bệnh thương hàn do bị nhiễm vi khuẩn Salmonella gallinarum pullorum. Đây là một loại vi khuẩn có thể sống ở nhiều môi trường khác nhau. Xuất hiện trên cả động vật máu lạnh lẫn máu nóng, thậm chí là ngoài môi trường.

Đối với gà trưởng thành, khi mắc bệnh, vi khuẩn này thường nằm ở trong buồng trứng, dịch hoàn. Còn gà con mắc bệnh thì vi khuẩn tồn tại trong máu hoặc túi lòng đỏ chưa tiêu của gà con.

Bệnh thương hàn ở gà có thể truyền trực tiếp từ gà mái sang gà con và cũng có thể nhiễm gián tiếp qua đường thức ăn, nước uống đã bị nhiễm mầm bệnh.

2. Triệu chứng

Ở gà con: Gà mắc bệnh thương hàn thường bị ỉa chảy phân màu trắng có chứa rất nhiều dịch nhầy. Quan sát phần hậu môn gà con thì thấy phân bị bết ở phần lông đuôi. Nếu bệnh nặng sẽ khiến gà con bị chướng bụng không đi ngoài được dẫn tới tử vong.

Ở gà trưởng thành: Gà ăn kém, phân có màu vàng, gà ủ rũ và chết đột ngột do cơ quan nội tạng bị nhiễm trùng.

Ở gà đẻ: Khi mắc bệnh thương hàn sẽ đẻ kém trông thấy.

>> Xem thêm: Bệnh Cầu Trùng Ở Gà Và Cách Phòng Trị Bệnh Hiệu Quả

3. Bệnh tích

Gà con: Gan sưng có điểm hoại tử trắng, viêm loét niêm mạc ruột tràn lan. Lòng đỏ vẫn còn không tiêu hết, gan gà bị hoại tử có nốt.

Bệnh thương hàn ở gà - Kinh Nghiệm Ấp Trứng

Gà đẻ, gà trưởng thành: Gan có điểm hoại tử trắng như đinh gim, túi mật sưng to, buồng trứng có màu đen tím. Các nội tạng như tim, mề, phổi, ruột đều hoại tử. Ruột non có vết lở loét. Gà đẻ ít, trứng non dị hình méo mó.

4. Phòng bệnh

Làm sạch sẽ môi trường chăn nuôi, hạn chế tối đa mầm bệnh: Phun sát trùng định kỳ 1-2 lần/ tuần bằng POVIDINE-10% cao cấp liều 10ml/ 3 lít nước. Khử trùng trứng gà trước khi đưa vào máy ấp trứng.

– Tăng sức đề kháng cho gà bằng cách định kỳ bổ sung NH-ADE-B.COMPLEX liều 1g/3-4 lít nước kết hợp G-POLYACID liều 1ml/1 lít nước

– Chủ động phòng bệnh bằng một trong hai thuốc kháng sinh: ENRO-10S liều 1ml/6-10 kg thể trọng; COLI 102Z liều 1g/10-14 kg thể trọng.

5. Trị bệnh:

– Vệ sinh sát trùng lại toàn bộ chuồng trại bằng POVIDINE-10% CAO CẤP liều 10ml/ 3 lít nước

– Dùng thuốc: Dùng 1 trong các phác đồ sau

Phác đồ 1:

+ Hoà nước vào uống của đàn gà FLOR 200 liều 1ml/10 kg thể trọng

 + Dùng thuốc tăng sức đề kháng: Dùng GLUCO K-C THẢO DƯỢC liều 2g/1 lít nước, BỔ GAN THẬN ĐẶC BIỆT liều 1ml/ 1 lít nước.

Phác đồ 2:

+ Hoà nước uống hoặc trộn thức ăn của đàn gà COLISTIN-G750 liều 1g/4-5 kg thể trọng

+ Dùng thuốc Dùng CỐM – B.COMPLEX C NEW liều 1g/ 2 lít nước + MEN LACTIC liều 1g/1 lít nước để bổ trợ, tăng sức đề kháng cho gà.

Phác đồ 3:

+ Hoà nước uống hoặc trộn thức ăn của đàn gà G-NEMOVIT @ liều 1g/3-5 kg thể trọng + Sử dụng BỔ – B.COMPLEX liều 1g/ 2 lít nước + MEN LACZYME liều 10g/ 3 kg thể trọng nhằm bổ trợ, tăng sức đề kháng cho gà.

Chúng tôi rất quan tâm đến trải nghiệm của bà con – và rất muốn nghe thêm về suy nghĩ và kinh nghiệm của bà con. Bà con hãy đăng chúng trong phần bình luận dưới đây hoặc tham gia thảo luận tại Fanpage của Máy Ấp Trứng Tuyên Quang.

Các bài viết cùng chuyên mục:

Đánh giá post

Viết một bình luận