Bệnh Newcastle ở chim trĩ là một bệnh thường gặp khi bà con chăn nuôi chim trĩ. Bài viết này Máy Ấp Trứng Tuyên Quang sẽ cung cấp cho bà con các thông tin về loại bệnh này.
a. Nguyên nhân gây bệnh Bệnh Newcastle Ở Chim Trĩ
Bệnh Newcastle hay còn gọi là bệnh rù, đây là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính có tốc độ lây lan rất mạnh với đặc điểm chủ yếu là gây chảy máu, viêm loét niêm mạc đường tiêu hoá.
Nguyên nhân: Bệnh Newcastle do một loại virut ARN gây ra, loại virut này có vỏ bọc ngoài là lipit nên nó rất mẫn cảm với các chất làm tan mỡ như: cloroform, ete.
Sức đề kháng: Virut gây bệnh Newcastle có sức đề kháng khá yếu: trong thịt thối rữa, phân, rác, xác chết virut tồn tại không quá 24 giờ. Virut bị diệt nhanh nếu nền chuồng ẩm ướt. Các chất sát trùng thông thường cũng đều tiêu diệt được virut.
Đường lây truyền bệnh: Bệnh lây lan chủ yếu qua đường tiêu hoá: do thức ăn, nước uống có chứa mầm bệnh hoặc chim trĩ khoẻ ăn phải chất thải do chim trĩ bệnh thải ra. Bệnh này còn lây trực tiếp qua da và niêm mạc.
b. Triệu chứng bệnh Bệnh Newcastle Ở Chim Trĩ
*Thể quá cấp tính:
Ở thể này bệnh phát triển rất nhanh, chim ủ rũ sau vài giờ thì chết. Chim trĩ không có các biểu hiện triệu chứng của bệnh.
*Thể cấp tính:
Chim trĩ ủ rũ, ăn kém, uống nhiều nước, lông xù, cánh xã, tiêu chảy, chim bị sốt cao 42 – 43 độ C.
Chim lờ đờ, chậm chạp, hắt hơi, vẩy mỏ liên tục, thường kêu thành tiếng “toác toác”, chim thở khó hay phải vươn cổ há mỏ ra để thở, mũi chảy chất nhớt.
Chim trĩ bị rối loạn tiêu hoá, diều thức ăn không tiêu, bị nhão ra do lên men.
Sau khi chim phát bệnh vài ngày sau đi ngoài phân có màu nâu sẫm, trắng xám hay trắng xanh.
Đối với chim trĩ mái đang đẻ trứng thì đẻ ít đi rất nhiều, trứng nhỏ màu trắng nhợt.
Chim trĩ bị bệnh ở thể này tỷ lệ chết rất cao có thể lên đến 100%.
* Thể mãn tính:
Sau 7-12 ngày mắc bệnh, Chim trĩ có biểu hiện triệu chứng thần kinh sau khi mắc bệnh 7-12 ngày.
Cơ quan vận động bị tổn thương nặng: Chim trĩ đầu vặn ra sau, đi giật lùi hay đi vòng tròn, cổ nghẹo mổ không trúng thức ăn.
c. Bệnh tích
Xuất huyết các cơ quan như thực quản, dạ dày tuyến và dạ dày cơ, ruột, lỗ huyệt.
Lách xuất huyết, sưng to có các điểm trắng hoại tử
Với chim trĩ đẻ buồng trứng bị dị dạng, sung huyết và teo một số trứng.
d. Biện pháp phòng và điều trị Bệnh Newcastle Ở Chim Trĩ
Phòng bệnh: Bằng vacxin theo đúng quy trình, nếu phát sinh dịch bệnh những con chim bị chết cần phải chôn rắc vôi hoặc đun chín kỹ, vệ sinh sạch sẽ khu chuồng nuôi và các dụng cụ, rắc vôi sau đó phun thuốc khử trùng kỹ bằng hóa chất, để chuồng nuôi nghỉ 1 – 2 tháng mới nuôi tiếp.
Điều trị: Không có thuốc đặc trị bệnh newcastson. Nhưng nếu phát hiện sớm thì có thể tiêm kháng thể gumboro tiêm làm 2 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày. Nếu đàn chim khỏe dần lên và không chết thì sau 7 đến 8 ngày cần phải tiêm vacxin nhược độc Newcastle hệ 1 ngay theo đúng quy trình sử dụng vacxin.
Chúng tôi rất quan tâm đến trải nghiệm của bà con – và rất muốn nghe thêm về suy nghĩ và kinh nghiệm của bà con. Bà con hãy đăng chúng trong phần bình luận dưới đây hoặc tham gia thảo luận tại Fanpage của Máy Ấp Trứng Tuyên Quang.
Bài viết cùng chuyên mục:
- Tìm Hiểu Về Nguồn Gốc, Đặc Điểm Và Cách Nuôi Chim Trĩ 7 Màu
- Trứng Chim Trĩ Là Gì? Công Dụng Của Trứng Chim Trĩ Là Gì?
- Cách Làm Chuồng Nuôi Chim Trĩ Đúng Kỹ Thuật Giúp Trĩ Lớn Nhanh
- Chim Trĩ Đỏ – Loài Chim Đẹp Và Giá Trị Ở Việt Nam
- Đặc điểm Của Chim Trĩ Xanh 7 Màu Và Cách Nuôi Chim Trĩ Hiệu Quả
- Kỹ Thuật Nuôi Chim Trĩ Đỏ Từ Chuyên Gia Cho Hiệu Quả Cao
- Phương Pháp Phòng Và Điều Trị Bệnh Cho Chim Trĩ Hiệu Quả
- Phương Pháp Phòng Bệnh Cho Chim Trĩ Xanh Hiệu Quả
- Các Giống Chim Trĩ Xanh Phổ Biến, Nên Chọn Giống Nuôi Nào Phù Hợp?
- Cách Chọn Mua Chim Đa Đa Giống Khoẻ Mạnh, Đạt Tiêu Chuẩn