Bệnh hô hấp mãn tính ở gà làm gà bị viêm đường hô hấp kéo dài. Bệnh này làm cho gà gầy yếu và chậm lớn, do đó gây thiệt hại rất nhiều cho bà con chăn nuôi. Bệnh này thường ở dạng mãn tính và tạo môi trường thuận lợi cho các bệnh khác phát triển. Hôm nay Máy Ấp Trứng Tuyên Quang xin chia sẻ với bà con về nguyên nhân gây bệnh và cách phòng trị bệnh hô hấp mãn tính ở gà.
1. Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh hô hấp mãn tính ở gà còn có tên gọi khác là bệnh CRD. Bệnh do vi khuẩn gram âm là Mycoplasma gallisepti-cum (MG) gây ra. Tỷ lệ chết của gà khi nhiễm bệnh này là 5 – 10%.
Bệnh hô hấp mãn tính ở gà lây lan chủ yếu hô hấp do sự tiếp xúc trực tiếp giữa gà bệnh và gà khoẻ. Ngoài ra. gà mái đẻ bị nhiễm bệnh cũng có thể truyền bệnh cho gà con qua trứng.
2. Triệu chứng bệnh
Gà mắc bệnh hô hấp mãn tính có biểu hiện thở khò khè, có âm ran khí quản. Gà giảm ăn hoặc bỏ ăn và ho vào ban đêm. Niêm mạc mắt gà bị sung huyết, mắt có dịch nhầy và bọt khí, mí mắt viêm, sưng và dính chặt vào nhau. Ngoài ra, gà còn có triệu chứng viêm mũi, chảy nước mũi. Lúc đầu nước mũi loãng sau đó đặc dần và đọng lại xoang dưới mắt làm mặt gà sưng lên. Bệnh tiến triển nặng dần làm gà gầy yếu đi, hệ miễn dịch suy yếu dễ mắc các bệnh khác như: IB, bệnh do E.coli, ND,… Đối với gà nuôi đẻ trứng, bệnh này làm giảm sản lượng trứng 10-15% và chất lượng trứng cũng bị giảm.
3. Bệnh tích
Khi tiến hành mổ gà để khám kiểm tra, một số bệnh tích điển hình của bệnh hô hấp mãn tính ở gà như sau:
- Khí quản bị sung huyết.
- Niêm mạc khí quản bị xuất huyết và chứa đầy dịch có bọt nhầy dính chặt vào.
- Túi khí bị viêm dày, màu đục, có thể có bã đậu.
- Gà bị viêm phổi ở nhiều mức độ khác nhau. Có trường hợp phổi bị hoại tử.
- Nếu có kế phát E.coli sẽ gây viêm màng bao tim gà và màng bao gan.
- Trên gà đang đẻ thấy ống dẫn trứng bị sưng, thủy thũng, đồng thời vòi trứng bị viêm.
4. Cách phòng bệnh
Chú ý chọn mua gà giống ở những cơ sở chăn nuôi uy tín, có chế độ vệ sinh tốt, có tỷ lệ nhiễm CRD thấp.
Bà con phải thường xuyên vệ sinh chuống trại kết hợp sát trùng môi trường chăn nuôi bằng Vimekon (10gr pha với 2 lít nước ) hoặc Vime – Iodine (15ml pha với 4 lít nước).
Vệ sinh, sát trùng trứng sạch sẽ, máy ấp trứng gà và máy nở trước và sau khi ấp trứng để giảm tỷ lệ bệnh lây truyền qua trứng.
Vi Khuẩn gây bệnh hô hấp mãn tính ở gà rất nhạy cảm với ánh sáng, nhiệt độ cao và nó chỉ có thể tồn tại nhiều nhất 3 ngày ngoài môi trường. Vì thế bà con cần thành lập quy trình chăn nuôi theo nguyên tắc “cùng vào – cùng ra” để loại bỏ mầm bệnh.
Khi nhập đàn gà mới mới thì nên có thời gian cách ly, trung bình khoảng 21 ngày.
Sử dụng kháng sinh trộn vào thức ăn và nước uống cho gà để kiểm soát mầm bệnh. Bà con có thể sử dụng một trong các thuốc sau: anti CCRD, ÉT, Genta – Tylo, Vimenro.
Áp dụng các biện pháp tăng cường sức đề kháng, phòng chống bệnh cho gia cầm bằng: Elecamin, Vimekat plus, Vizyme, poly AD.
5. Điều trị bệnh hô hấp mãn tính ở gà
Bà con có thể sử dụng kháng sinh thuộc các nhóm như: Tetracyline, Macrolide, Quinolon,.. pha trong nước uống cho gà, kết hợp với các vitamin và chất điện giải.
Chúng tôi rất quan tâm đến trải nghiệm của bà con – và rất muốn nghe thêm về suy nghĩ và kinh nghiệm của bà con. Bà con hãy đăng chúng trong phần bình luận dưới đây hoặc tham gia thảo luận tại Fanpage của Máy Ấp Trứng Tuyên Quang.
Các bài viết cùng chuyên mục:
- Cách Nuôi Gà Thả Vườn Để Gà Khỏe Mạnh, Trứng Sạch, Thịt Ngon
- Cách Chọn Gà Giống Tốt Nhất Cho Người Mới Bắt Đầu Chăn Nuôi
- Kỹ Thuật Nuôi Gà Con Không Chết – Cách Tăng Tỷ Lệ Sống Lên 99%
- Sai Lầm Phổ Biến Khi Ấp Trứng Và Cách Phòng Tránh
- Tại Sao Giống Gà D310 Là Lựa Chọn Nuôi Hàng Đầu? Tìm Hiểu Ngay!
- Mô Hình Nuôi Gà Chọi Thịt Siêu Lợi Nhuận – Bí Mật Chỉ Có Ở Đây!
- Áp Dụng Ngay Kỹ Thuật Này Để Nuôi Gà Thịt Công Nghiệp Hiệu Quả Nhất
- Kỹ Thuật Nuôi Gà Chọi Sinh Sản Thành Công Ít Người Biết
- Hướng Dẫn Cách Làm Chuồng Nuôi Gà Khép Kín Chi Tiết Nhất
- Kỹ Thuật Nuôi Gà Công Nghiệp Khép Kín Hiệu Quả Cao