1. Nguyên nhân gây bệnh gumboro ở gà
Bệnh gumboro ở gà do virus thuộc họ Binaviridae gây ra. Virus này có khả năng đề kháng cao ngoài môi trường tự nhiên. Do đó các biện pháp sát trùng thông thường không thể tiêu diệt hết mầm bệnh ngoài môi trường tự nhiên. Bà con sử dụng thuốc sát trùng Cloramin sẽ cho hiệu quả tốt nhất. Virus tăng độc lực qua mỗi lần cảm nhiễm khi nó tồn tại ngoài môi trường. Vì thế bà con cần có biện pháp khử trùng chuồng trại sau mỗi lứa nuôi.
Cách bệnh gumboro lây lan:
– Lây từ gà mái sang gà con.
– Lây qua thức ăn, nước uống qua không khí.
– Lây lan qua người chăn nuôi và dụng cụ chăn nuôi.
Khi virut xâm nhập vào cơ thể gà, nó tấn công vào các tế bào limpho của ống tiêu hóa và gan. Sau đó nó tấn công vào túi fabricius gây nên các bệnh tích điển hình tại đây.
>> Xem thêm: Bệnh Dịch Tả Ở Gà Nguyên Nhân Và Cách Phòng Bệnh Hiệu Quả
2. Triệu chứng cảu bệnh gumboro ở gà
Sau khi nhiễm virus được 2-3 ngày (thời gian ủ bệnh), gà bắt đầu có những biểu hiện bệnh ra bên ngoài như:
– Gà ủ rũ, ăn ít, chụm lại từng đám run rẩy, lông xù.
– Gà tự mổ rỉa vào hậu môn của mình.
– Gà bị tiêu chảy, thải ra phân trắng có bọt, thường có lẫn cả máu trong phân.
3. Bệnh tích
Khi mổ khám gà, có các hiện tượng như sau:
- Xác chết gà bẩn, chân gà bị khô.
- Cơ đùi gà bị xuất huyết đỏ thành vệt.
- Khi bệnh mới phát túi Fabricius của gà bị sưng to.
- Bệnh vào ngày thứ 2: thận gà sưng nhạt màu, ruột gà sưng và có nhiều dịch nhầy.
- Bệnh vào ngày thứ 3: Cơ ngực, cơ đùi bị xuất huyết lấm tấm hoặc thành vệt.
- Bệnh vào ngày thứ 5, 6, 7 túi Fabricius của gà bị teo nhỏ, cơ đùi và cơ ngực xuất huyết tím bầm.
4. Phòng và trị bệnh gumboro ở gà
Đầu tiên, bà con phòng bệnh bằng cách sử dụng các biện pháp dọn dẹp vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại và môi trường chăn nuôi để hạn chế mầm bệnh. Tiếp theo bà con cần chú ý tới biện pháp sử dụng vắc xin phòng bệnh. Việc sử dụng vaccine thường cho hiệu quả cao. Bà con có thể lựa chọn một trong 2 lịch dưới đây.
Lịch vacxin cho vùng bình thường
Lịch vắc xin cho vùng có số lượng lớn gia cầm bị bệnh
Ngoài ra, bà con cần chú ý tới sức khỏe đàn gà khi làm vắc xin. Chỉ chủng vắc xin khi đàn gà khoẻ mạnh không bị bệnh tật.
Cách xử lý khi đàn gà bị mắc bệnh Gumboro
– Bệnh gumboro ở gà do virus gây nên, vì thế không có thuốc điều trị đặc hiệu.
– Bà con cần phát hiện gà bị bệnh càng sớm càng tốt và chẩn đoán chính xác bệnh Gumboro.
– Không sử dụng kháng sinh khi điều trị bệnh gumboro ở gà. – Bà con nên sử dụng các biện pháp bổ sung tích cực các chất điện giải, vitamin, đường, hạ sốt cho gà…
Chúng tôi rất quan tâm đến trải nghiệm của bà con – và rất muốn nghe thêm về suy nghĩ và kinh nghiệm của bà con. Bà con hãy đăng chúng trong phần bình luận dưới đây hoặc tham gia thảo luận tại Fanpage của Máy Ấp Trứng Tuyên Quang.
Các bài viết cùng chuyên mục:
- Gà Mẹ Tách Con Bao Lâu Thì Đẻ? Bí Quyết Nuôi Gà Hiệu Quả
- Cách phòng trị bệnh CRD cho gà: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả
- Các Loại Thuốc Đặc Trị Hen Khẹc Cho Gà Hiệu Quả Nhất
- Hướng Dẫn Chi Tiết Làm Chuồng Nuôi Gà Đá Đạt Chuẩn
- Cách Làm Chuồng Gà Bằng Lưới B40 Dễ Dàng Thực Hiện
- Cách Phòng Bệnh Cho Gà Trong Thời Điểm Giao Mùa
- Kinh Nghiệm Ấp Trứng Gà Rừng Với Máy Ấp Trứng Công Nghiệp
- Cách Ấp Trứng Gà Rutin Nở Thành Công Bằng Máy Ấp Trứng
- Hướng Dẫn Kỹ Thuật Nuôi Gà Chọi Giống
- Hiệu Quả Của Máy Ấp Trứng Trong Việc Nuôi Gà