Bệnh đường hô hấp ở chim trĩ là một bệnh thường gặp khi bà con chăn nuôi chim trĩ. Bài viết này Máy Ấp Trứng Tuyên Quang sẽ cung cấp cho bà con các thông tin về loại bệnh này.
a. Nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp ở chim trĩ
Nguyên nhân gây bệnh về đường hô hấp ở chim trĩ như do viêm phế quản phổi, nấm phổi, viêm thanh khí quản truyền nhiễm,… Chim có biểu hiện nước mũi chảy, thở khò khè, thở ngáp lên rồi chết. Tuy nhiên chim trĩ mắc bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (CRD) chiếm tỷ lệ rất cao. Nguyên nhân gây lên bệnh CRD là do một loại vi khuẩn có tên Mycoplasma galliseptium gây nên. Khi thời tiết thay đổi, chế độ dinh dưỡng kém,… loại vi khuẩn này ở trong cơ thể chim và gây bệnh cho chim.
Đường lây truyền:
+ Khi chim khỏe cùng chung đàn với chim mắc bệnh thì khi chim mắc bệnh bài thải vi khuẩn vào không khí sẽ lây bệnh cho chim khỏe. Thức ăn và dụng cụ chăn nuôi bị nhiễm vi khuẩn cũng là nguồn gây bệnh.
+ Một đường lan truyền bệnh nguy hiểm nữa là khi chim mẹ bị nhiễm bệnh, mầm bệnh sẽ đi vào trong trứng và có thể truyền qua cho thế hệ sau.
+ Chim đã khỏi bệnh nhưng trong cơ thể vẫn còn vi khuẩn thì khi nhiễm trùng kế phát bệnh sẽ trở lên rất nặng.
b. Triệu chứng của bệnh.
Bệnh thường hay xảy ra khi chim được 4 đến 8 tuần tuổi. Khi chim bị bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng: chảy nước mũi, viêm xoang mũi, thở khò khè, mắt bị viêm kết mạc, nước mắt chảy, mặt sưng, chim buồn bã, ăn kém và chậm lớn.
>> Xem thêm: Các Giá Trị Của Chim Trĩ – Lý Do Nên Chăn Nuôi Chim Trĩ Trong Gia Đình
Bệnh đường hô hấp ở chim trưởng thành – chim đang đẻ trứng: Bệnh thường phát ra khi có stress như thời tiết thay đổi đột ngột, chuyển chuồng, tiêm phòng, … Các triệu chứng chính cũng giống như chim non, ở chim đang đẻ thì sản lượng trứng giảm, tỷ lệ trứng nở ra kém, chim non nở ra yếu.
c. Phòng bệnh đường hô hấp ở chim trĩ
Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, máy ấp trứng bằng các loại thuốc sát trùng.
Đảm bảo mật độ nuôi vừa phải. Chuồng trại luôn thông thoáng và mát. Nếu chuồng trại thiếu thông thoáng thì nồng độ các loại khí độc như CO2 NH2, H2S, Clor,… ở mức cao, các khí độc này gây các tổn thương đến thanh khí quản, xoang mũi, … tạo điều kiện cho bệnh CRD và các bệnh hô hấp khác bùng phát.
Trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày cần có đầy đủ các loại vitamin nhất là vitamin A, vitamin C và chất điện giải giúp tăng cường sức đề kháng cho đàn chim.
Sử dụng vaccin hoặc kháng sinh phòng bệnh. Tuy nhiên, nếu trước đó chim đã bị nhiễm bệnh CRD thì việc tiêm phòng CRD đôi khi có thể làm cho đàn chim phát bệnh.
Sử dụng kháng sinh để phòng bệnh trong một thời gian dài có thể làm cho chim kháng kháng sinh.
d. Trị bệnh.
Sử dụng kết hợp thuốc kháng sinh DOXY – HENCOLI với liều lượng theo đúng khuyến nghị của nhà sản xuất.
Ngoài ra cần kết hợp thêm men tiêu hóa, các vitamin và các chất điện giải để điều trị bệnh có hiệu quả hơn.
Chúng tôi rất quan tâm đến trải nghiệm của bà con – và rất muốn nghe thêm về suy nghĩ và kinh nghiệm của bà con. Bà con hãy đăng chúng trong phần bình luận dưới đây hoặc tham gia thảo luận tại Fanpage của Máy Ấp Trứng Tuyên Quang.
Bài viết cùng chuyên mục:
- Các Giống Chim Trĩ Xanh Phổ Biến, Nên Chọn Giống Nuôi Nào Phù Hợp?
- Tìm Hiểu Về Nguồn Gốc, Đặc Điểm Và Cách Nuôi Chim Trĩ 7 Màu
- Trứng Chim Trĩ Là Gì? Công Dụng Của Trứng Chim Trĩ Là Gì?
- Cách Làm Chuồng Nuôi Chim Trĩ Đúng Kỹ Thuật Giúp Trĩ Lớn Nhanh
- Chim Trĩ Đỏ – Loài Chim Đẹp Và Giá Trị Ở Việt Nam
- Đặc điểm Của Chim Trĩ Xanh 7 Màu Và Cách Nuôi Chim Trĩ Hiệu Quả
- Kỹ Thuật Nuôi Chim Trĩ Đỏ Từ Chuyên Gia Cho Hiệu Quả Cao
- Phương Pháp Phòng Và Điều Trị Bệnh Cho Chim Trĩ Hiệu Quả
- Phương Pháp Phòng Bệnh Cho Chim Trĩ Xanh Hiệu Quả
- Cách Chọn Mua Chim Đa Đa Giống Khoẻ Mạnh, Đạt Tiêu Chuẩn