Trang chủ » Kỹ thuật chăn nuôi » Chăn nuôi gà » Bệnh đậu gà – nguyên nhân và cách phòng trị

Bệnh đậu gà – nguyên nhân và cách phòng trị

Bệnh đậu gà là một bệnh truyền nhiễm ở gà do virus gây ra, bệnh thường xảy ra khi gà được 25-50 ngày tuổi với những biểu hiện phổ biến là ở các niêm mạc mắt, quanh miệng mọc mụn “bâu”, các mụn này khi chín sẽ chảy mủ làm loét các niêm mạc, nếu bệnh nặng có thể làm mù mắt, gây tiêu chảy, viêm phổi cho gà, đồng thời giảm tăng trọng, tăng tỷ lệ chết trong đàn.

Bệnh đậu gà và cách phòng trị

Nguyên nhân

Bệnh đậu gà do một loại vi rút thuộc nhóm pox viruses gây nên. Virus này có khả năng tồn tại lâu dài trong các điều kiện thời tiết môi trường khác nhau. Chúng chịu được khô hanh, ẩm ướt và ánh sáng cả trong mùa nóng lẫn mùa rét. Các động vật trung gian truyền bệnh là ruồi, muỗi và các côn trùng khác. Virus gây bệnh đậu gà có thể sống 56 ngày trong cơ thể muỗi và được truyền nhiễm cho gà qua vết muỗi cắn. Bên cạnh đó, nếu gà khoẻ có vết xước ở da mà tiếp xúc với gà bị bệnh đậu gà thì có nguy cơ mắc bệnh này cao.

Virus gây bệnh đậu gà bị diệt dễ dàng khi phun hơi nóng ẩm; formol 3% ở 20 °C và dung dịch Iodin 1% làm virus chết ngay, phenol 5% chỉ 30 phút để làm chết virus. Thời gian ủ bệnh của bệnh đậu gà từ 4 – 10 ngày.

Biểu hiện bệnh đậu gà

Bệnh đậu gà thường có ba dạng:

Dạng khô: đậu mọc ở da, tại những vùng da không có lông, bao gồm cả ở hậu môn, da trong cánh, mào, mép, quanh mắt, chân,… Lúc đầu xuất hiện mụn sưng tấy màu hồng nhạt hoặc trắng, sau mụn chuyển màu tím sẫm dần, mụn khô đóng thành vẩy dễ bong. Khi gà mắc bệnh thì vẫn có thể ăn uống nhưng hiệu quả kém hơn bình thường. Gà có biểu hiện hay lắc đầu, vẩy mỏ do các mụn vẩy. Khi chữa khỏi bệnh, gà phát triển bình thường, có thể chết nhưng không nhiều.

Bệnh đậu gà và cách điều trị hiệu quả trong 2 tuần

Dạng ướt: đậu mọc ở niêm mạc, sau đó bắt đầu viêm ca ta ở miệng, họng, thanh quản, gà ho, vẩy mỏ. Vết viêm loang dần thành các nốt phồng, niêm mạc màu hồng chuyển sang màu đỏ sẫm, dày dần lên và sau cùng tạo thành các lớp màng giả dính chặt vào niêm mạc, khiến gà ăn uống và thở rất khó khăn. Bên ngoài, gà có biểu hiện bị sưng mặt, sưng tích, phù thũng, mắt gà viêm có ghèn, nhớt, dần dần mắt bị lồi ra do tích tụ các chất đó trong hốc mắt. Mũi gà bị viêm, chảy nước mũi đặc quánh lại, mặt gà sưng to. Gà mắc bệnh không thể ăn uống được, gầy đi và tỷ lệ rất cao.

Bệnh đậu gà và cách điều trị hiệu quả nhất

Một số trường hợp gà có thể bị đậu cả hai dạng kết hợp (dạng khô và dạng ướt) cùng một lúc.

Phòng bệnh

Tiêm chủng vắc xin đậu cho gà tại các thời điểm khi gà được 7 (hoặc 14) và 112 ngày tuổi, khi chủng chỉ cần sử dụng kim chỉ khâu có nhúng vắc xin đâm xuyên qua màng cánh của gà.

vắc xin đậu gà

Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, khu chăn nuôi sạch sẽ khô ráo, thoáng mát; chăm sóc nuôi dưỡng đàn gà tốt để nâng cao sức đề kháng; phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, nước đọng, đồng thời diệt ruồi muỗi theo định kỳ.

Điều trị bệnh đậu gà

Bệnh đậu gà do vi rút gây ra nên hiện tại không có thuốc điều trị đặc hiệu với bệnh này. Đối với thể bệnh nặng thì phải tiêu hủy gà, vệ sinh và sát trùng sạch sẽ để hạn chế lây lan rộng mầm bệnh.

– Cho gà uống Amoxivet 50% Powder với liều lượng 25mg/kg trọng lượng gà để phòng phụ nhiễm.

– Tiến hành chủng ngừa lại vắc xin cho đàn gà bị bệnh.

Chúng tôi rất quan tâm đến trải nghiệm của bà con – và rất muốn nghe thêm về suy nghĩ và kinh nghiệm của bà con. Bà con hãy đăng chúng trong phần bình luận dưới đây hoặc tham gia thảo luận tại Fanpage của Máy Ấp Trứng Tuyên Quang.

Chúc bà con chăn nuôi thành công.

Đánh giá post

Viết một bình luận