Trang chủ » Kỹ thuật chăn nuôi » Chăn nuôi chim trĩ » Bệnh Cầu Trùng Ở Chim Trĩ – Nguyên Nhân Và Cách Phòng Trị Bệnh

Bệnh Cầu Trùng Ở Chim Trĩ – Nguyên Nhân Và Cách Phòng Trị Bệnh

Bệnh cầu trùng ở chim trĩ là một bệnh thường gặp khi bà con chăn nuôi chim trĩ. Bài viết này Máy Ấp Trứng Tuyên Quang sẽ cung cấp cho bà con các thông tin về loại bệnh này.

Bệnh Cầu Trùng Ở Chim Trĩ - Nguyên Nhân Và Cách Phòng Trị Bệnh

a. Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh cầu trùng là do ký sinh trùng đơn bào Eimeria gây ra. Noãn nang cầu trùng có sức đề kháng cao, ở điều kiện nhiệt độ bình thường noãn nang cầu trùng có thể tồn tại hàng tháng. Noãn nang cầu trùng rất mãn cảm với nhiệt độ, tuy ánh sáng mặt trời có thể tiêu diệt được chúng nhưng rất chậm. Noãn nang bị tiêu điệu trong vài phút ở nhiệt độ 60 độ C. Nhiệt độ bên trong máy ấp trứng cũng tiêu diệt được noãn nang cầu trùng.

Kỹ Thuật Nuôi Chim Trĩ ( Phần 1) - Máy nông nghiệp Bình Minh

Khi cầu trùng vào cơ thể chim chúng sẽ chiếm đoạt chất dinh dưỡng của chim, tiết độc tố làm sức đề kháng của chim giảm, chim mệt mỏi, làm niêm mạc ruột bị tổn thương dẫn đến xuất huyết viêm ruột.

b. Triệu chứng bệnh cầu trùng ở chim trĩ

Bệnh cầu trùng có 3 thể:

Cầu trùng manh tràng: Thường xuất hiện ở chim non nhỏ hơn 2 tháng tuổi. Triệu chứng nhẹ hay nặng còn tùy thuộc vào lượng noãn nang mà chim ăn phải. Nếu nhiễm bệnh sẽ phát ra nhanh và tỷ lệ chết cao. Khi chim bị bệnh sẽ có các triệu chứng: Chim ủ rũ, đi đứng chậm chạp, lông xù, ăn kém hoặc bỏ ăn, uống nước nhiều, đi ngoài phân lẫn máu có màu đỏ tươi hoặc màu sôcôla, mào nhợt nhạt. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời chim có thể chết hàng loạt.

>> Xem thêm: Cách Chọn Giống Chim Trĩ Đỏ Khoang Cổ Và Những Điều Cần Lưu Ý

Cầu trùng ruột non: Chim có các biểu hiện: Chim buồn bã, ủ rũ, đi lại chậm chạp, lông xù, cánh xã,  đi ngoài phân nhầy đôi khi lẫn máu. Chim bị ở thể này tỷ lệ chim ốm và chết thấp. Bệnh có thể ở dạng mạn tính như chim chậm lớn, gầy, chết rải rác kéo dài.

Cầu trùng ruột già: Ở thể này bệnh thường nhẹ, chim ủ rũ, ăn kém,  đi ngoài phân nhầy đôi khi có lẫn máu, ở chim mái năng suất trứng giảm. 

c. Bệnh tích

Cầu trùng manh tràng: Manh tràng sưng phồng, bên trong manh tràng có nhiều máu. 

Cầu trùng ruột non: Ruột non sưng to, bên trong ruột non có dịch nhày lẫn máu và fibrin. Bên ngoài niêm mạc ruột non có các điểm trắng xám.

bệnh cầu trùng ở chim trĩ

Cầu trùng ruột già: Bề mặt niêm mạc ruột già có các điểm trắng, niêm mạc ruột có thể bị hoại tử.

d. Biện pháp phòng, trị bệnh cầu trùng ở chim trĩ

 Chuồng trại cần quét dọn vệ sinh định kỳ để đảm bảo chuồng nuôi luôn được sạch. Nền chuồng không để ẩm ướt phải luôn khô ráo.

Sử dụng một trong các loại thuốc chống cầu trùng: MARZURILCOC, MARCOC-E.COLI .. pha nước hoặc trộn vào thức ăn cho cả đàn với liều lượng theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. 

 Để tránh cầu trùng thích ứng với thuốc thì thuốc phòng và thuốc chữa cầu trùng cần thay đổi theo từng thời kỳ. 

Khi chim bị bệnh cầu trùng cần sử dụng một trong các loại thuốc sau để điều trị: MARZURILCOC + LACTOVET theo liệu trình dùng 3 ngày, nghỉ 3 ngày, dùng lại 2 ngày (thuốc này không ảnh hưởng tới tỷ lệ đẻ).

Chúng tôi rất quan tâm đến trải nghiệm của bà con – và rất muốn nghe thêm về suy nghĩ và kinh nghiệm của bà con. Bà con hãy đăng chúng trong phần bình luận dưới đây hoặc tham gia thảo luận tại Fanpage của Máy Ấp Trứng Tuyên Quang.

Bài viết cùng chuyên mục:

Đánh giá post

Viết một bình luận